Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 6 đọc Người thiếu niên anh hùng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 6 đọc Người thiếu niên anh hùng - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 30, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 6

Câu 1: Đọc văn bản và cho biết lí do các bạn nhỏ trong văn bản phải đi học trong cảnh sơ tán?

  • A. Chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt
  • B. Do bom nổ 
  • C. Do thiên tai
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 2: Nguyễn Bá Ngọc đã làm gì khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm?

  • A. Nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom.
  • B. Ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn.
  • C. Vừa bế , vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 3: Ý nào dưới đây lí giải cho việc Ngọc không biết mình bị thương khi cứu ba em nhỏ?

  • A. Ngọc chỉ chú tâm đến việc cứu ba em nhỏ, đặt tính mạng của ba em nhỏ lên trên hết
  • B. Ngọc không muốn nhìn thấy người bạn của mình chết vì trúng bom
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 4: Ý nào dưới đây giải nghĩa cho từ "sơ tán"?

  • A. Tạm di chuyển người và của khỏi khu vực không an toàn.
  • B. Dời đến một miền hay một nước khác để sinh sống.
  • C. Khoảng trống được đào trong lòng đất làm nơi ẩn nấp.
  • D. Công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể

Câu 5: Ý nào dưới đây giải nghĩa cho từ "hầm"?

  • A. Tạm di chuyển người và của khỏi khu vực không an toàn.
  • B. Dời đến một miền hay một nước khác để sinh sống.
  • C. Khoảng trống được đào trong lòng đất làm nơi ẩn nấp.
  • D. Công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể

Câu 6: Câu chuyện cho em bài học gì?

  • A. Bài học về lòng dũng cảm
  • B. Bài học về lòng nhân ái
  • C. Bài học về lòng yêu nước
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Ý nào dưới đây là những hoạt động thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước có công với đất nước?

  • A. Dâng hương tưởng niệm
  • B. Trồng cây gây rừng
  • C. Tổ chức ngày hội văn hóa
  • D. Tham quan, du lịch

Câu 8: Biết ơn là...tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “…” đó là ?

  • A. sự bày tỏ lòng thành kính.
  • B. sự bày tỏ lòng biết ơn.
  • C. sự bày tỏ thái độ trân trọng.
  • D. sự bày tỏ tình yêu.

Câu 9: Hành động nào thể hiện sự biết ơn ?

  • A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.
  • B. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.
  • C. Thăm hỏi các thầy cô giáo.
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • C. Tôn sư trọng đạo.
  • D. Cả A, B, C.

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 11 - 15

Vừ A Dính

Vừ - A - Dính người dân tộc H Mông, tỉnh Lai Châu. Khi mới 13 tuổi, anh tham gia liên lạc cho dân quân, bộ đội. Năm 1948 trong một trận càn, giặc Pháp đã bắt được anh trong lúc đang đi công tác, chúng khảo tra, đánh đập anh trong 3 ngày nhưng khai thác được gì; biết mình không thoát được nên anh lừa bọn giặc phải khiêng anh đi quanh suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến. Khi biết bị lừa bọn giặc đã dã man bắn chết anh. Hình ảnh của anh cho đến nay vẫn là tấm gương về sự dũng cảm, hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc. Chúng em sẽ mãi nhớ về anh - người anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc.

Câu 11: Vừ A Dính là người dân tộc nào?

  • A. H Mông
  • B. Kinh
  • C. Mường
  • D. Hoa

Câu 12: Vừ - A - Dính tham gia liên lạc cho dân quân, bộ đội khi thuộc độ tuổi nào?

  • A. Nhi đồng
  • B. Thiếu niên
  • C. Thanh niên
  • D. Vị thành niên 

Câu 13: Khi bị địch bắt, anh đã làm gì?

  • A. Không khai ra thông tin của cơ quan kháng chiến.
  • B. Lừa bọn giặc phải khiêng anh đi quanh suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến. 
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 14: Vừ - A - Dính là hình tượng của

  • A. Anh hùng với lòng yêu nước nhiệt thành
  • B. Người lính đặc công
  • C. Học sinh giỏi
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 15: Câu chuyện của Vừ - A - Dính dạy cho em bài học gì?

  • A. Bài học về lòng dũng cảm, yêu nước
  • B. Bài học về sự biết ơn
  • C. Bài học về lòng nhân ái
  • D. Bài học về sự kiên trị 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 11 - 15

Lê văn Tám

Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.

Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố. Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống”.

Câu 16: Lê văn Tám xuất thân từ gia đình:

  • A. Trí thức
  • B. Nghèo
  • C. Quý tộc
  • D. Khá giả

Câu 17: Để kiếm sống, Lê văn Tám thường làm công việc gì? 

  • A. Bán lạc rang, đánh giày
  • B. Bán bánh kẹo
  • C. Bán giày
  • D. Bán báo 

Câu 18: Điều gì khiến Lê văn Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.

  • A. Lòng yêu nước
  • B. Lòng căm thù giặc ngoại xâm
  • C. Lòng yêu đồng bào
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 19: Lê văn Tám được mọi người biết đến với cái tên nào khác?

  • A. Anh Tám
  • B. Chị 
  • C. Em bé đuốc sống
  • D. Tất cả đều sai

Câu 20: Lê văn Tám dạy cho chúng ta bài học về:

  • A. Lòng dũng cảm và lòng yêu nước.
  • B. Sự tự tin
  • C. Sự mạnh mẽ không đầu hàng số phận
  • D. Lòng nhân ái

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác