Đáp án tiếng Việt 4 chân trời bài 6 đọc Người thiếu niên anh hùng

Đáp án bài 6 đọc Người thiếu niên anh hùng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

PHẦN KHỞI ĐỘNG:

Câu 1: Giải câu đố:

Ai người tuổi trẻ tài cao

Cờ đề sâu chữ quyết vào lập công?

Đáp án chuẩn:

Đáp án: Trần Quốc Toản

Câu 2: Nói 1 - 2 câu về nhân vật em tìm được ở bài tập 1

Đáp án chuẩn:

Tiếng vang của Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng được lan truyền khắp mọi nơi. Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo. 

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Người thiếu niên anh hùng - Trung Kiên

Câu 1: Vì sao Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán?

Đáp án chuẩn:

Vì chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt.

Câu 2: Kể những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm.

Đáp án chuẩn:

  • Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom.

  • Các em của Khương đang kêu khóc. Không ngần ngừ, Ngọc ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn.

  • Thấy bom đạn tiếp tục dội xuống, một lần nữa Ngọc vừa chui lên vừa bế , vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

Câu 3: Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương khi cứu ba em nhỏ?

Đáp án chuẩn:

Vì Ngọc chỉ chú tâm đến việc cứu ba em nhỏ, đặt tính mạng của ba em nhỏ lên trên hết, hơn hết nỗi đau khi tận mắt chứng kiến người bạn của mình chết vì trúng bom còn đau hơn trăm ngàn lần nỗi đau của việc bị thương. 

Câu 4: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về Nguyễn Bá Ngọc.

Đáp án chuẩn:

Bản thân em cảm thấy khâm phục, ngưỡng mộ và biết ơn anh hùng Nguyễn Bá Ngọc - một con người dũng cảm, nhân ái và có lòng yêu nước nhiệt thành.

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện

Câu hỏi: Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện mà em đã có dịp chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý:

1. Em biết hoặc được tham gia những hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động thiện nguyện nào?

BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

2. Em hoặc những người tham gia đã làm những việc gì?

3. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia hoạt động đó?

Đáp án chuẩn:

Bài tham khảo 1:

Mảnh đất miền Trung vừa phải trải qua một trận bão lớn. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão… Nhưng những hậu quả của cơn bão để lại vẫn hết sức nặng nề, khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, người dân đã cùng hướng về miền Trung thân yêu. Mỗi chương trình thiện nguyện được tổ chức đều đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn.

     Hưởng ứng điều đó, trường em cũng đã phát động phong trào: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Chúng em có thể ủng hộ quần áo, đồ dùng học tập còn mới hoặc đóng góp một số tiền nhỏ.

     Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Bản thân em cũng như vậy. Em đã về kể cho bố mẹ nghe. Cả hai cảm thấy đây là một việc làm ý nghĩa. Vì vậy, mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Trở về nhà, em lấy ra những cuốn sách giáo khoa của năm học trước và gói lại cẩn thận. Bố cũng đã ủng hộ hai trăm nghìn đồng cho em. Ngày mai, em sẽ mang toàn bộ đến để nộp cho bạn lớp trưởng. Em cảm thấy rất biết ơn bố mẹ.

     Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh.

     Hoạt động thiện nguyện này thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

Bài tham khảo 2:

Việc làm tốt sẽ giúp con người thu được những điều quý giá. Không chỉ nhận được sự yêu mến, kính trọng của mọi người xung quanh, mà bản thân còn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Trong cuộc sống, mỗi người chắc hẳn đều đã từng một lần làm được việc tốt.

Đầu năm học, trường em đã tổ chức quyên góp để ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các lớp trưởng đã có một buổi họp để nghe cô tổng phụ trách phổ biến. Chúng em có thể ủng hộ tiền mặt hoặc sách vở, đồ dùng học tập. Thời gian ủng hộ sẽ diễn ra trong một tuần. Cán bộ lớp có nhiệm vụ thống kê lại số tiền cũng như hiện vật của các bạn học sinh trong lớp để nộp cho nhà trường.

Sau khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các bạn trong lớp hưởng ứng rất nhiệt tình. Em cảm thấy việc làm này vô cùng ý nghĩa. Về nhà, em đã xin mẹ được trích một khoản từ tiền tiết kiệm của mình ra để mua những món đồ dùng học tập như bút chì, thước kẻ, hộp bút, vở viết… để mang đến ủng hộ. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Hôm sau, em mang đến trường. Rất nhiều bạn trong lớp cũng mang đến nào là sách vở, cặp sách hay quần áo còn mới tinh. Một số bạn cũng ủng hộ bằng tiền mặt. Chúng em đều mong có thể giúp đỡ được thật nhiều bạn học sinh. Kết thúc một tuần, bạn lớp trưởng đã tuyên bố trước cô giáo và cả lớp. Chúng em đã quyên góp được một triệu đồng tiền mặt, hai trăm quyển vở, năm mươi cái hộp bút, hai mươi chiếc thước kẻ và năm mươi hộp bút chì. Ai cũng ấn tượng với kết quả thu được.

Em cảm thấy rằng việc làm của mình rất ý nghĩa. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.

PHẦN VIẾT

Trả bài văn kể chuyện

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

  • Ưu điểm:

    • Chọn được câu chuyện hay

    • Chọn đúng ngôi kể

    • Viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng

    • Kể các sự việc theo trình tự phù hợp

    • Kể cụ thể sự việc thể hiện lòng trung thực hoặc lòng trung thực

    • ?

  • Hạn chế:

    • Dùng từ, viết câu

    • Chính tả

    • ?

2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.

BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

3. Trao đổi với bạn:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn.

Mở bài:

  • Cách dẫn dắt vào câu chuyện

  • ?

Thân bài:

  • Cách dùng từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống

  • Cách kể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật

  • Cách kể hoạt động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật

  • ?

Kết bài:

  • Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện

  • ?

b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn.

4. Viết đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài trong bài viết của em cho hay hơn.

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận 

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Nghe bài hát "Nguyễn Bá Ngọc - Người thiếu niên dũng cảm", nhạc và lời  Mộng Lân.

Đáp án chuẩn:

BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

Câu 2: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nghe bài hát.

Đáp án chuẩn:

Sau khi nghe bài hát, em cảm thấy vô cùng biết ơn. tự hào, và khâm phục người anh hùng Nguyễn Bá Ngọc, một con người dũng cảm, gan daj và kiên cường khi quên mình cứu ba em nhỏ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác