Đáp án tiếng Việt 4 chân trời bài 5 đọc Cô bé ấy đã lớn
Đáp án bài 5 đọc Cô bé ấy đã lớn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5: CÔ BÉ ẤY ĐÃ LỚN
PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Kể về một kỉ niệm vui của em với bạn bè.
Đáp án chuẩn:
Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.
Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......
Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Cô bé ấy đã lớn - Trần Hoài Dương
Câu 1: Các bạn cùng ao ước điều gì khi trong thấy cây sấu? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Ao ước cây sấu lớn thật mau, cho thật nhiều quả. Bởi vì, các bạn đều muốn làm những món ăn ngon từ sấu, được hái sấu.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn rất thú vị?
Đáp án chuẩn:
Mai ước:
- Tớ sẽ làm sấu dầm...
- Thế ăn một mình à? Không cho bọn tớ ăn với à? Hoa nói.
- Không cho! - Mai nửa đùa nửa thật.
- Tớ sẽ làm ô mai sấu! - Hoa hăm hở. - Tớ cũng không cho các cậu.
- Tớ sẽ hái hết trước các cậu. - Cường vừa nói vừa làm bộ ôm mặt khóc.
- Tớ sẽ không cho ai vào nhà, thế là hết cả sấu dầm với ô mai sấu! Một mình tớ sẽ tha hồ hái.
Câu 3: Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm.
Đáp án chuẩn:
Cao lớn, tán xòe rộng che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện
Câu 4: Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã chín?
Đáp án chuẩn:
Phương sửng sốt và nhớ đến câu chuyện hai năm trước.
Câu 5: Theo em, vì sao bài đọc có tên là "Cô bé ấy đã lớn"?
Tìm đáp án đúng:
- Vì bài đọc cho biết Phương đã cao lớn hơn rất nhiều.
- Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã cao lớn hơn.
- Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ.
- Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã thêm hai tuổi.
Đáp án chuẩn:
Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Động từ
Câu 1: Tìm trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau.
Trần Đăng Khoa
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cánh núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
Xuân Quỳnh
Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
Theo Lưu Quang Vũ
a. Từ chỉ hoạt động của người, vật
b. Từ chỉ trạng thái của người, vật.
Đáp án chuẩn:
a. nổi lửa, vấn khăn, xách điếu, tát nước, tìm về, tung lưới, bắt cá, nở.
b. buồn, nhớ, đỏ
Câu 2: Tìm động từ chỉ hoạt động, trạng thái của mỗi sự vật trong hình:
Đáp án chuẩn:
bay, dừng, nở, hót, đậu, tỏa nắng
Câu 3: Đặt 1 - 2 câu nêu hoạt động, trạng thái của một sự vật ở bài tập 2.
Đáp án chuẩn:
Vào mùa thu, hoa cúc cùng nhau đua nở.
Mặt trời tỏa nắng chói chang.
PHẦN VIẾT
Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người
Câu 1: Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?
Đáp án chuẩn:
Thử tài, Món quà tặng cha, Hai Bà Trưng
Câu 2: Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:
a. Câu chuyện có những nhân vật nào?
b. Những việc làm nào của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh?
Đáp án chuẩn:
Câu chuyện "Trí khôn của ta đây":
a. Câu chuyện có những nhân vật: bác nông dân, trâu và hổ
b. Những việc làm của nhân vật bác nông dân thể hiện trí thông minh:
Một lần trong lúc nghỉ ngơi, bác nông dân đi uống nước, thì có một con cọp đến hỏi trâu tại sao trâu to xác mà để một người bé xíu đánh đập. Trâu trả lời:
"Tuy người bé nhỏ, nhưng họ có trí khôn".
Lúc đó bác nông dân cũng đi ra, thì cọp bèn hỏi:
"Nghe trâu nói người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn, vậy trí khôn ở đâu, lấy ra cho ta xem".
Bác nông dân đáp lại:
"Trí khôn tôi để ở nhà".
Thì cọp bảo về nhà lấy trí khôn cho xem, bác nông dân đồng ý và phải có điều kiện là trói cọp lại vào gốc cây để cọp không ăn thịt trâu của bác nông dân. Sau khi trói cọp vào gốc cây, bác nông dân đã châm lửa đốt và nói với cọp:
“Trí khôn của ta đây”
Câu 3: Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện:
Đáp án chuẩn:
Sự việc 1: Trâu đang nghỉ trưa sau một buổi sáng mệt nhọc thì Cọp đến hỏi tại sao Trâu chịu khuất phục Người. Trâu nói vì Người có “trí khôn” và Cọp tò mò muốn biết “Trí khôn là gì?”
Sự việc 2: Cọp hỏi anh nông dân về “trí khôn” và anh nông dân lừa Cọp vào bẫy.
Sự việc 3: Cọp bị anh nông dân trói và đốt.
Sự việc 4: Trâu thích thú cười gãy cả răng và Cọp vùng chạy thoát thân.
Câu 4: Viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện đã đọc, đã nghe ca lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.
Đáp án chuẩn:
Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật bác nông dân. Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích "Trí khôn của ta đây'.
Truyện Trí khôn của ta đây đã để lại một bài học thật đáng quý về trí khôn của con người. Qua câu chuyện, em rút ra nhiều bài học quý giá. Đó là phải học tập và rèn luyện trí khôn để có thể đoán được những ý đồ xấu đằng sau những cử chỉ tử tế của kẻ xấu. Phải có thời gian để rèn luyện trí khôn, phải trải qua nhiều chông gai, thử thách, khó khăn thì mới khôn ra được. Khi đã có trí khôn rồi thì có thể ứng phó với các tình huống hiểm nguy khó khăn trước mắt.
PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Thi kể tên món ăn làm từ hoa, quả.
Đáp án chuẩn:
hoa quả dầm sữa chua, ô mai, mứt gừng. mứt dừa,.…
Câu 2: Nói 2 - 3 câu về một món ăn em thích.
Đáp án chuẩn:
Bài tham khảo 1:
Món ăn em thích là bánh xèo. Bánh xèo giòn cuộn rau cải bẹ xanh chấm mắm ăn. Khác nhau như vậy nhưng nước mắm chấm rất giống nhau. Nấu nước đường rồi pha với mắm thêm ớt và chanh vào. Ôi chao! Ngon kinh khủng!
Bài tham khảo 2:
Ở quê em, mọi người đều thích và biết làm món bánh bột lọc. Bánh gồm phần vỏ được làm từ bột năng được nhồi cho thật mềm và dẻo. Phần nhân bên trong thì gồm thịt lợn, tôm, mộc nhĩ, măng chua được băm nhuyễn và xào chín. Tùy vào cách ăn mà người ta sẽ gói bánh bột lọc bằng lá chuối hoặc không. Nhưng dù là cách nào, thì món bánh này vẫn vô cùng thơm ngon, mềm dẻo nên được bạn bè du khách đặc biệt ưa chuộng mỗi khi ghé chơi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận