Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 5 đọc Cô bé ấy đã lớn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 5 đọc Cô bé ấy đã lớn - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 26, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 6

Câu 1: Các bạn cùng ao ước điều gì khi trong thấy cây sấu?

  • A. Cây sấu lớn thật mau, cho thật nhiều quả
  • B. Cây sấu phát triển thật tốt
  • C. Cây sấu mau ra hoa
  • D. Cây sấu cho bóng mát 

Câu 2: Theo em, vì sao các bạn lại có điều ước trên? 

  • A. Các bạn đều muốn làm những món ăn ngon từ sấu, được hái sấu
  • B. Các bạn muốn nhìn thấy cây sấu khi lớn
  • C. Các bạn thích hái hoa sấu
  • D. Các bạn muốn có bóng cây lớn để chơi

Câu 3: Theo em, chi tiết nào trong văn bản cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn rất thú vị?

  • A. Chi tiết về lời mong ước của các bạn nhỏ
  • B. Chi tiết miêu tả cây sấu
  • C. Chi tiết các bạn ngắm cây sấu
  • D. Chi tiết các bạn ăn sấu

Câu 4: Đọc văn bản và chỉ ra những từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm

  • A. Cao lớn, tán xòe rộng che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh
  • B. Cao lớn, tán xòe rộng che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện
  • C. Tán xòe rộng che mát một góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện
  • D. Những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện

Câu 5: Khi thấy chùm sấu chín, Phương đã làm gì?

  • A. Ngắm nhìn cái cây
  • B. Nhớ về người bà của mình
  • C. Sửng sốt và nhớ đến câu chuyện hai năm trước
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 6: Theo em, vì sao bài đọc có tên là "Cô bé ấy đã lớn"?

  • A. Vì bài đọc cho biết Phương đã cao lớn hơn rất nhiều.
  • B. Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã cao lớn hơn.
  • C. Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ.
  • D. Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã thêm hai tuổi.

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi từ 7 - 11

Quà tặng cha

Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.

“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao !” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt loé lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.

Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.

– Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói.

Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

Theo Lê Nguyễn Long, Phạm Ngọc Toàn

Câu 7: Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, anh đã thấy bố mình đang làm gì?

  • A. Ngồi xem ti vi
  • B. Cặm cụi trước bàn làm việc
  • C. Ngồi đọc sách, báo
  • D. Ngồi nghe nhạc 

Câu 8: Người bố có biểu hiện gì khi nhìn thấy đồ vật người con ôm đến? 

  • A. Vui vẻ
  • B. Ngạc nhiên
  • C. Ngẩn người
  • D. Tức giận 

Câu 9: Món quà của chàng sinh viên dành cho bố mình là gì? 

  • A. Chiếu máy đánh chữ đầu tiên trên thế giới
  • B. Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới
  • C. Chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới
  • D. Chiếc máy chiếu đầu tiên trên thế giới

Câu 10: Câu chuyện dạy cho các em bài học gì?

  • A. Bài học về sự tự tin trong giao tiếp
  • B. Bài học về sự hiếu thảo
  • C. Bài học về sự chăm chỉ
  • D. Bài học về tình thương yêu giữa người với người

Câu 11: Chỉ ra động từ trong câu: Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.

  • A. Ông bố
  • B. Mươi hôm sau
  • C. Ôm
  • D. Bàn

Câu 12: Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A. Còn đang
  • B. Nô đùa
  • C. Trên
  • D. Bãi biển

Câu 13: Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  • A. Định, toan, dám, đừng
  • B. Buồn, đau, ghét, nhớ
  • C. Chạy, đi, cười, đọc
  • D. Thêu, may, khâu, đan

Câu 14: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm với nhau?

  • A. Thêu, may, đan, khâu.
  • B. Chạy, đi, cười,đọc.
  • C. Định, toan, dám, quyết.
  • D. Buồn, đau, ghét, nhớ.

Câu 15: Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

  • A. Trả lời câu hỏi: làm sao?
  • B. Trả lời câu hỏi: thế nào?
  • C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau
  • D. Không cần kèm phía sau

Câu 16: Nhận định không đúng về cụm động từ?

  • A. Hoạt động trong câu như một động từ
  • B. Hoạt động trong câu không như động từ
  • C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ

Câu 17: Đọc câu văn: "Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều." Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng động từ?

  • A. Sáu.
  • B. Năm.
  • C. Tám.
  • D. Bẩy.

Câu 18: Đọc câu văn: "Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ." Trong các câu văn trên có mấy lần sử dụng động từ?

  • A. Năm.
  • B. Sáu.
  • C. Bẩy.
  • D. Tám

Câu 19: Câu nào không chứa động từ?

  • A. Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
  • B. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.
  • C. Đôi càng tôi mẫm bóng.
  • D. Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

Câu 20: Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

  • A. Cái gì?
  • B. Làm gì?
  • C. Thế nào?
  • D. Làm sao?

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác