Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 7 đọc Nếu chúng mình có phép lạ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 7 đọc Nếu chúng mình có phép lạ - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 135, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 10

Câu 1: Tác giả của bài Nếu chúng mình có phép lạ là ai?

  • A. Định Hải.
  • B. Khánh Nguyên.
  • C. Phạm Đình Ân.
  • D. Tố Hữu.

Câu 2: Khổ thơ sau nói lên điều ước gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành.

  • A. Ước trái đất không còn chiến tranh.
  • B. Ước muốn cây mau lớn, trĩu quả.
  • C. Ước mình trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước trái đất không còn mùa đông lạnh giá.

Câu 3: Khổ thơ sau nói lên ước muốn gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng

Đúc thành ông mặt trời mới

Mãi mãi không còn mùa đông.

  • A. Ước muốn không còn mùa đông lạnh giá.
  • B. Ước muốn thế giới không có chiến tranh.
  • C. Ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu quả.

Câu 4: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

  • A. Hái triệu vì sao xuống cùng.
  • B. Nếu chúng mình có phép lạ.
  • C. Ngủ dậy thành người lớn ngay.
  • D. Mãi mãi không còn mùa đông.

Câu 5: Khổ thơ sau nói lên ước muốn gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon

Trong ruột không còn thuốc nổ

Chỉ toàn kẹo với bi tròn.

  • A. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu quả.
  • B. Ước muốn thế giới không có chiến tranh.
  • C. Ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước muốn không có mùa đông lạnh giá.

Câu 6: Khổ thơ sau nói lên ước muốn gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay

Đứa thì lặn xuống đáy biển

Đứa thì ngồi lái máy bay.

  • A. Ước muốn không còn mùa đông.
  • B. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu quả.
  • C. Ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước muốn thế giới mãi mãi không có chiến tranh.

Câu 7:  Điều nào dưới đây không xuất hiện trong những ước mơ của các bạn nhỏ?

  • A. Ước muốn không có chiến tranh.
  • B. Ước muốn trở thành người lớn.
  • C. Ước muốn trở thành siêu nhân.
  • D. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu hạt.

Câu 8: Đúc nghĩa là gì?

  • A. Chế tạo bằng cách đổ vật liệu nóng chảy vào khuôn, để cho rắn cứng lại.
  • B. Rèn qua lửa.
  • C. Đóng hộp.
  • D. Hơ qua lửa.

Câu 9: Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một câu thơ trong bài nói lên điều gì?

  • A. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
  • B. Việc lặp lại nó chỉ là ngẫu nhiên, không có ý nghĩa gì cả.
  • C. Cho thấy hiện thực phũ phàng là không hề có phép lạ.
  • D. Nó giống như một câu thần chú sẽ biến những điều ước ấy thành sự thật.

Câu 10: Bom là gì?

  • A. Vũ khí, vỏ bằng kim loại, chứa khí độc bên trong.
  • B. Vũ khí, vỏ bằng kim loại, chứa chất nổ gây sát thương, thường do máy bay thả xuống.
  • C. Chất gây cháy nổ.
  • D. Vũ khí gây cháy nổ.

Câu 11: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Bác Hồ đã .... để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.

  • A. Đi nhanh
  • B. Đi dạo
  • C. Đi xa
  • D. Đi khuất

Câu 13: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 14: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết
  • B. Tri thức
  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 15: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 16: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
  • B. Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
  • C. Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.

Câu 17: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  • C. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  • D. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

Câu 18: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

Câu 19: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 20: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện?

  • A. Nói về những điểm hấp dẫn của câu chuyện.
  • B. Nêu ý kiến của bản thân về các tình tiết của câu chuyện.
  • C. Suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc chuyện.
  • D. Phân tích cảm xúc tác giả.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác