Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 8 đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 8 đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc văn bản trong trang 107 và 108 , SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 10
Câu 1: Bài đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá của tác giả nào?
A. Lục Mạnh Cường.
- B. Văn Thành Lê.
- C. Nguyễn Nhật Ánh.
- D. Vân Vũ.
Câu 2: Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp?
A. Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám.
- B. Mùa hạ đến cùng những ánh nắng gay gắt, khiến cánh đồng ngô vàng trở nên rực rỡ.
- C. Mùa hạ mang theo nắng gắt, trải xuống nương ngô, ruộng lúa, lẫn trong đó là màu xanh của cánh đồng, màu xanh của bầu trời.
- D. Mùa hạ mang theo những cơn mưa tới, khiến cánh đồng xanh tươi.
Câu 3: Mùa thu là mùa gì ở vùng cao nguyên đá?
- A. Mùa hoa bạc hà tím sẫm.
- B. Mùa của lá vàng rơi.
C. Mùa của hoa tam giác mạch.
- D. Cả A và C.
Câu 4: Những bông hoa ngô rồi sẽ trở thành gì?
- A. Những ngón tay đón ánh nắng mặt trời.
B. Những bắp ngô chắc hạt, vàng óng.
- C. Những bắp ngô vàng ươm.
- D. Những bắp ngô nếp.
Câu 5: Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào mùa thu?
- A. Những triền hoa trắng, phớt hồng hay hồng sậm trải dài, uốn lượn.
- B. Những triền hoa trắng cùng với đá xám tôn lên vẻ hùng vĩ của những ngọn núi, tô điểm cho cao nguyên thêm lộng lẫy và quyến rũ.
- C. Triền hoa leo đến lưng chừng núi rồi nhòa trong sương chiều, tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ đang dập dìu bay lượn, với những điệu múa đẹp nhất trong sương chiều đang buông.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Mùa đông là mùa gì ở vùng cao nguyên đá?
- A. Mùa hoa cúc trắng.
B. Mùa hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi.
- C. Mùa của hoa mận, hoa lê.
- D. Mùa của hoa loa kèn.
Câu 7: Hoa mận, hoa lê trắng muốt vào mùa nào?
A. Mùa xuân.
- B. Mùa thu.
- C. Mùa hạ.
- D. Mùa đông.
Câu 8: Cao nguyên là gì?
- A. Vùng trung du, có những sườn dốc nhỏ.
B. Vùng đất rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt.
- C. Vùng đất rộng lớn và thấp, bằng phẳng.
- D. Vùng đất rộng lớn và giáp núi.
Câu 9: Từ nào dưới đây miêu tả thời tiết ở vùng cao nguyên đá?
- A. Mát mẻ.
- B. Ôn hòa.
C. Khắc nghiệt.
- D. Mưa nhiều.
Câu 10: Con người nơi đây như thế nào?
A. Hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất.
- B. Họ cày cuốc trên những mảnh nương đầy đá.
- C. Họ là những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo này.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Nghĩa của từ "tài đức" là:
- A. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
- B. Có tài năng và trí tuệ
- C. Có tài và có tiếng tăm
D. Có tài năng và đức độ
Câu 12: Nghĩa của từ "tài trí" là:
- A. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
B. Có tài năng và trí tuệ
- C. Có tài và có tiếng tăm
- D. Có tài năng và đức độ
Câu 13: Nghĩa của từ "tài danh" là:
- A. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
- B. Có tài năng và trí tuệ
C. Có tài và có tiếng tăm
- D. Có tài năng và đức độ
Câu 14: Nghĩa của từ "tài nghệ" là:
A. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
- B. Có tài năng và trí tuệ
- C. Có tài và có tiếng tăm
- D. Có tài năng và đức độ
Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi từ 15 đến 19:
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Bà nội yêu quý của con!
Đã lâu con chưa được về thăm bà, con nhớ bà lắm. Đầu gối của bà có còn đau nữa không ạ? Bà có còn hay mất ngủ nữa không? Bà ơi, trên ti vi bác sĩ bảo người già đi bộ hằng ngày rất tốt cho sức khỏe đấy. Bà cố gắng đi bộ cho khỏe bà ạ.
Từ đầu năm học đến giờ con được nhiều điểm 10 rồi bà ạ. Tháng vừa rồi con còn được bầu làm nhóm trưởng nữa cơ. Bà có vui không ạ? Trong lớp, con luôn chú ý nghe cô giảng, về nhà con học xong bài và làm hết bài tập rồi mới đi chơi. Nghe lời bà, con đã ăn được nhiều loại rau rồi.
Thôi, con dừng bút để đi ngủ đây. Con kính chúc bà và các cô, chú luôn vui vẻ, mạnh khoẻ. Con hứa với bà sẽ đạt được nhiều điểm 10 hơn để bà vui. Nghỉ hè con sẽ về thăm bà và sẽ hôn bà thật nhiều.
Cháu yêu của bà
Nguyễn Phúc Thành
Câu 15: Thư trên của ai gửi cho ai?
A. Thư của Thành gửi cho bà nội.
- B. Thư của bà nội gửi cho Thành.
- C. Thư Thành nhờ chú gửi cho bà nội.
- D. Thư ông bà nội gửi cho Thành.
Câu 16: Nội dung chính của bức thư là gì?
- A. Viết thư hỏi thăm nhà chú thím.
B. Viết thư thăm hỏi và kể về tình hình bản thân cho bà nội.
- C. Viết thư hỏi thăm cháu gái.
- D. Viết thư chúc tết chú thím.
Câu 17: Phần cuối của bức thư gồm nội dung nào dưới đây?
- A. Lời chúc.
- B. Chữ kí.
- C. Lí do viết thư.
D. Cả A và B.
Câu 18: Bức thư được viết ở đâu?
- A. Sài Gòn.
B. Hà Nội.
- C. Nam Định.
- D. Thái Bình.
Câu 19: Lời xưng hô trong bức thư trên là gì?
- A. Thân mến.
B. Yêu quý.
- C. Thân yêu.
- D. Kính yêu.
Câu 20: Khi viết thư nên sử dụng từ ngữ như thế nào?
- A. Đơn giản, dễ hiểu.
- B. Dài dòng.
- C. Chi tiết cặn kẽ.
- D. Không sai chính tả.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận