Dễ hiểu giải tiếng việt 4 chân trời bài 8 đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá

Giải dễ hiểu bài 8 đọc Những mùa hoa trên cao nguyên đá. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nói về 1 - 2 loài hoa thường nở vào một mùa trong năm mà em thích.

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

Giải nhanh:

Mùa xuân em thích hoa đào và hoa mai. Bởi hai loại hoa đó là biểu tượng của mỗi dịp tết đến, xuân về.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

Bài đọc: Những mùa hoa trên cao nguyên đá - Lục Mạnh Cường

Câu 1: Mùa hạ, vùng cao nguyên đá có gì đẹp?

Giải nhanh: 

Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám. 

 

Câu 2: Vì sao tác giả nói hoa ngô sẽ đem no ấm cho bà con ở cao nguyên đá?

Giải nhanh:

Vì hoa ngô nở báo hiệu một vụ mùa bội thu, hoa ngô sẽ thành những bắp ngô chắc hạt, vàng óng.

Câu 3: Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?

Giải nhanh: 

Hoa ngô: Những tua hoa bé nhỏ vươn ra như những ngón tay đón ánh mặt trời.

Hoa tam giác mạch: tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ đang dập dìu bay lượn, với những điệu múa đẹp nhất trong sương chiều đang buông.

Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hiện tượng được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần thú vị, thu hút người đọc.

Câu 4: Tìm những hình ảnh đẹp ở cao nguyên đá vào một trong các mùa.

Giải nhanh:

* Mùa thu: Mùa hoa bạc hà tím sẫm bên những triền đá.

* Mùa đông: Mùa hoa cúc dại đỏ nhung len khắp các triền núi vào đầu đông.

* Mùa xuân: Mùa hoa mận, hoa lê trắng muốt.

Câu 5: Vì sao nói con người nơi đây là "những mùa hoa sưởi ấm cả vùng cao nguyên đá xám lạnh lẽo"?

Giải nhanh: 

Vì con người nơi đây hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Họ cày cuốc trên những mảnh nương đầy đá.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Tài trí

Câu 1: Chọn mỗi lời giải nghĩa ở cột B với một từ phù hợp ở cột A:

A

B

Tài trí

Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp

Tài đức

Có tài năng và trí tuệ

Tài danh

Có tài và có tiếng tăm

Tài nghệ

Có tài năng và đức độ

Giải nhanh:

Tài trí: có tài năng và trí tuệ

Tài đức: có tài năng và đức độ

Tài danh: có tài và có tiếng tăm

Tài nghệ: có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp

Câu 2: Chọn thêm 2 - 3 từ chứa tiếng tài có nghĩa là giỏi.

Giải nhanh:

tài ba, tài năng, tài hoa

Câu 3: Chọn từ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi *:

      Ha-ri Pót-tơ sở hữu những tố chất của một phù thủy vĩ đại với nhiều (tài nghệ, tài năng) đáng nể. Ngay những năm đầu học ở trường Hô-goát, những (khả năng, trí tuệ) đặc biệt của cậu đã sớm được bộc lộ. Ha-ri được thừa hưởng từ người cha của mình. (thói quen, năng khiếu) điều khiển chổi bay. Cậu còn có (năng lực, sức lực) điều tra và rất (giỏi, quen) biến hình. Cậu cũng (nhanh chóng, nhanh trí) ứng biến trong mọi tình huống. Nhưng (sức khỏe, sức mạnh) lớn nhất của Ha-ri chính là trái tim ấm áp, bao dung, giúp cậu cảm nhận được tình yêu thương và yêu thương mọi người.

Thanh Hà

Giải nhanh:

      Ha-ri Pót-tơ sở hữu những tố chất của một phù thủy vĩ đại với nhiều tài năng đáng nể. Ngay những năm đầu học ở trường Hô-goát, những khả năng đặc biệt của cậu đã sớm được bộc lộ. Ha-ri được thừa hưởng từ người cha của mình. Năng khiếu điều khiển chổi bay. Cậu còn có năng lực điều tra và rất giỏi biến hình. Cậu cũng nhanh trí ứng biến trong mọi tình huống. Nhưng sức mạnh lớn nhất của Ha-ri chính là trái tim ấm áp, bao dung, giúp cậu cảm nhận được tình yêu thương và yêu thương mọi người.

Câu 4: Viết đoạn văn nói về tài năng của một nhân vật em đã học.

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

Giải nhanh:

Bài tham khảo 1:      

Mạc Đĩnh Chi là một người rất chăm học. Ông đọc sách gần như mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc kiếm củi. Ông thức dậy từ rất sớm, vào rừng lấy củi xong mới về học tiếp. Nhiều lần, Mạc Đĩnh Chi đến lớp muộn, thầy giáo hiểu được hoàn cảnh của học trò nên không trách phạt. Nhiều hôm, thầy còn bảo Mạc Đĩnh Chi ở lại làm thêm việc, cốt để ông được ăn bữa no. Mạc Đĩnh Chi mượn sách của thầy và bạn để học. Không có tiền mua nến, ông đốt củi, lá cây để đọc sách. Trong kỳ thi năm Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi thi đỗ hội nguyên, sau đó thi Đình đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 24 tuổi. Ông ra làm quan, trải qua ba triều vua, gồm Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Ông được vua Trần tin dùng, thăng đến chức Đại liêu ban tả Bộc xạ (tể tướng). Ông hai lần được cử sang phương Bắc vào các năm 1308 và 1322. Ngay trong chuyến đi đầu tiên, ông đã chứng minh tài năng, cốt cách của người Việt, buộc vua Nguyên phải phong mình làm trạng nguyên Bắc triều (lưỡng quốc trạng nguyên). Bên cạnh đức hiếu học, nét đáng quý ở Mạc Đĩnh Chi là ông luôn giữ được bản tính thật thà, cương trực, thẳng thắn, hết lòng vì nước, vì dân.

Bài tham khảo 2:

Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Bài tham khảo 3:

Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.

Bài tham khảo 4:

Hôm qua trên lớp, em đã được nghe cô giáo kể chuyện Cây bút thần. Trong truyện, em bị cuốn hút bởi nhân vật Mã Lương - một cậu bé vô cùng đam mê vẽ tranh. Cậu luôn dành thời gian để rèn luyện tài năng của mình. Một đêm, Mã Lương đã mơ thấy một cụ già và được tặng một cây bút thần. Từ đó, cậu dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo khổ và đối đầu với kẻ ác. Em cảm thấy mình đã bị thôi thúc bởi sự tốt bụng và dũng cảm của Mã Lương. Những giá trị đó thực sự khiến em xúc động và cảm phục.

PHẦN VIẾT

Viết thư cho bạn bè

Câu 1: Viết thư cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi.

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

Giải nhanh:

Bài tham khảo 1:

Địa chỉ thư điện tử của bạn: gmail.com

Nội dung muốn viết: Thư hỏi thăm Lan

Xin chào Đức Mạnh,

Đầu thư, tớ xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến cậu và mọi người trong gia đình. Nhận được thư của cậu, tớ cảm thấy rất vui. Đặc biệt, tớ cảm thấy rất ngưỡng mộ với thành tích học tập của cậu. Tớ xin được chúc mừng cậu. Tớ cũng rất vui khi cậu đã làm quen được với môi trường học tập mới. Cậu cho tớ gửi lời hỏi thăm những người bạn của cậu nhé.

Năm học vừa rồi, tớ cũng đạt được thành tích học tập khá tốt. Kết quả thi của môn Toán và Tiếng Việt đều đạt được chín điểm. Tớ cũng đại diện cho lớp mình tham dự cuộc thi “Trạng Nguyên Toán” do trường mình tổ chức. Tuy tớ không giành được giải thưởng, nhưng đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tớ hay kể cho các bạn trong lớp về cậu. Các bạn đều rất nhớ cậu đó!

Thư đã dài, tớ xin phép dừng bút ở đây. Hẹn sớm gặp lại cậu!

Bạn của cậu

Hoàng Đức Anh

Bài tham khảo 2:

Địa chỉ người nhận: son@gmail.com

Chủ đề thư: Hoạt động chào mừng ngày 8/3

Nội dung bức thư: 

Sơn ơi!

Tớ đã nhận được thư của bạn. Tổ tớ cũng đang có kế hoạch trang trí báo tường. Nếu tổ của cậu cũng vậy thì 2 tổ chúng ta có thể cùng nhau làm công việc này nhé. 

Tớ rất vui khi hai tổ có thể làm việc cùng nhau.

Tạm biệt Sơn. Chúc cậu có một ngày thật vui vẻ.

Dương.  

Bài tham khảo 3:

Đến: lethihonghanh075@gmail.com

Chủ đề: Trả lời về kế hoạch quyên góp sách vở

Hồng Hạnh yêu mến!

Tớ đã nhận được thư của cậu thông báo về kế hoạch quyên góp sách vở cho các bạn học sinh trường Tiểu học Kim Đồng. Tớ sẽ thông báo lại cho các bạn trong lớp về kế hoạch này.

Chúng tớ sẽ có mặt đầy đủ và đúng giờ.

Tớ cảm ơn cậu vì đã thông báo!

Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp trưởng lớp 3B

Trường Tiểu học Hòa Bình

Email: vananhngt2014@gmail.com

Bài tham khảo 4:

Địa chỉ người nhận: hanmai@gmail.com

Chủ đề thư: Kể về thành tích của mình 

Nội dung bức thư: 

Năm học vừa rồi, tớ cũng đạt được thành tích học tập khá tốt. Kết quả thi của môn Toán và Tiếng Việt đều đạt được chín điểm. Tớ cũng đại diện cho lớp mình tham dự cuộc thi “Trạng Nguyên Toán” do trường mình tổ chức. Tuy tớ không giành được giải thưởng, nhưng đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tớ hay kể cho các bạn trong lớp về cậu. Các bạn đều rất nhớ cậu đó!

Tạm biệt Mai. Chúc cậu có một ngày thật vui vẻ.

Lan.  

Bài tham khảo 5: 

Địa chỉ người nhận: phuonganh@gmail.com

Chủ đề thư: Kể lại buổi học của mình

Nội dung bức thư: 

Dạo này, mình thường xuyên chăm chỉ luyện viết nên chữ đã đẹp hơn. Những buổi học ở trên lớp đều rất bổ ích. Các bạn trong lớp cũng hỏi thăm mình về bạn. Ai cũng tiếc nuối khi bạn chuyển đi, vì thiếu bạn lớp mình sẽ thiếu đi một cây văn nghệ tài năng. Năm học sắp tới, chúng mình đã là học sinh lớp 4. Tớ và bạn cùng nhau cố gắng để học tập tốt nhé.

Tạm biệt Phương Anh. Chúc cậu có một ngày thật vui vẻ.

Khánh.  

Câu 2: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn viết thư.

Giải nhanh:

Học sinh tự nghe thầy cô nhận xét

Câu 3: Chia sẻ trong nhóm:

- Nhận xét bức thư của bạn

- Nghe bạn nhận xét về bức thư của em.

Giải nhanh:

Học sinh tự nhận xét và nghe bạn nhật xét

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm tranh, ảnh về một khu vườn hoặc cánh đồng hoa.

Giải nhanh:

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

BÀI 8: NHỮNG MÙA HOA TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ

Câu 2: Viết 2 - 3 câu miêu tả khu vườn hoặc cánh đồng hoa trong tranh ảnh em sưu tầm được.

Giải nhanh: 

Bài tham khảo 1: 

Những nụ hồng mới nở chúm chím trông e lệ, dễ thương. Những nàng hoa đồng tiền, hoa lay ơn duyên dáng... trên từng cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh như muôn ngàn hạt ngọc li ti. Vì thế mà nó rất hấp dẫn với những chú chim, chú sâu hay ong bướm thi nhau đến hút mật, bay lượn làm dáng. Vài chị ong nâu kiếm mật sớm, bay rập rờn trên cánh hoa…

Bài tham khảo 2:

Cây cối vươn vai đón chào bình minh. Cô bưởi cùng đàn con lúc la lúc lỉu trên cành cùng nhau khe khẽ quậy mình đón chào buổi sáng sớm. Cây chuối ở góc vườn cũng tỉnh giấc vẫy chào bình minh. Những khóm hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược...thi nhau đua hương khoe sắc, dập dìu những cánh bướm, cánh ong cần mẫn tìm mật ngọt vào sáng sớm. Em mở căng lồng ngực và đón nhận bầu không khí trong lành và vui tươi đó.

Bài tham khảo 3:

Rất nhiều loài hoa được trồng ở đây như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly,...Các bông nở rộ khoe sắc và hương thơm đặc trưng. Đi đến đầu ngõ đã ngửi thấy mùi hương hoa trong vườn. Hoa hồng là nữ hoàng sắc đẹp, những bông hồng nhung rực rỡ và kiêu sa. Nó tượng trưng cho tình yêu và sự quyến rũ. Những bông cúc dịu dàng trong nắng. Chúng chẳng rực rỡ như hoa hồng, cũng chẳng yêu kiều như hoa lan nhưng vẫn khiến người ta yêu thích bởi vẻ đẹp bình dị. Hoa ly tỏa hương thơm ngào ngạt lấn át cả các mùi hương khác. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc. Loài nào cũng đẹp, loài nào cũng thơm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác