Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 chân trời bài 5 đọc Hoa cúc áo

Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 chân trời bài 5 đọc Hoa cúc áo. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trao đổi với bạn về tên gọi của mỗi loài hoa trong các bức ảnh dưới đây:

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

Giải nhanh: 

Hình dáng, lý do được đặt tên.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Hoa cúc áo

Câu 1: Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu?

Giải nhanh: 

Cô hoa cúc áo.

Câu 2: Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo thay đổi như thế nào? 

Giải nhanh: 

Mùi hương nồng nàn, lộng lẫy với bông hoa vàng rực ngát hương.

Câu 3: Thái độ của mỗi cư dân xóm Bờ Giậu thế nào trước sự thay đổi của cô cúc áo?

Giải nhanh:

Anh dế còm ngây đứng nhìn, các giun đất gật gù thán phục, vài chị cào cào dừng lại ngó nghiêng.

Câu 4: Cuộc trò chuyện của anh dế còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt?

Giải nhanh: 

Anh dế còm làm thơ về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.

Câu 5: Em học được điều gì ở tác giả về cách sử dụng biện pháp nhân hóa?

Giải nhanh: 

Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo theo đặc tính của vật được nhân hóa giúp cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về câu chủ đề

Câu 1: Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó.

1. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau.

2. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp.

3. Buổi tối ở làng thật vui.

 

a. Lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.

Theo Đình Trung

b. Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi bật trên nền lúa xuân đang thì con gái. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí.

Theo Đặng Vương Hưng

c. Cô tiên quàng khăn màu vàng có nhiệm vụ rắc thóc vàng mỗi mùa lúa chín. Lửa đỏ nấu cơm trong bếp do cô tiên quàng khăn màu đỏ gửi tới mọi nhà. Bông trắng nõn nà để dệt vải được cô tiên quàng khăn màu trắng trao cho. Trời xanh ngăn ngát là màu khăn của cô tiên có khăn quàng xanh.

Theo Thy Ngọc

Giải nhanh: 

Đoạn 1: a. Buổi tối ở làng thật vui: cuối câu.

Đoạn 2: b. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp: cuối câu.

Đoạn 3: c. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau: đầu câu.

Câu 2: Tìm câu chủ đề phù hợp thay cho trong mỗi đoạn văn sau:

a. Cây ôi quả ngọt giòn, vỏ xanh thẫm. Cây nhãn quả từng chùm, trông như những viên bị màu xám. Cây mít quả có gai, thế mà khi chín, hương bay ngào ngạt khắp vườn. Liêm thích nhất là cây dừa xiêm. Quả lớn, quả bé gối đâu lên nhau, ngủ ngoan giữa trưa hè.

Hương Ngọc Lan

b. Chim sâu lích rích trong vòm lá. Hoạ mi uống trọn giọt sương trong vắt để giọng hát trong trẻo, véo von. Chèo bẻo kêu loách choách. Chìa vôi vừa hót ríu rít vừa nhảy nhót, xoè đuôi bạc lấp loáng nắng. *

Thanh Vân

Giải nhanh: 

a. Khu vườn của Liêm trồng nhiều cây ăn quả.

b. Tiếng chim hót nghe thật vui tai.

Câu 3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có câu chủ đề.

Giải nhanh:

Bài tham khảo 1:

Trong số các loài hoa thì em thích nhất là hoa sen. Nụ sen như những mũi tên đồng nhọn hướng lên trời cao. Rồi sen nở. Sen nở hồng cả mặt ao. Những nụ sen to như hai bàn tay em chụm lại rung rung trong gió. Đẹp nhất khi nở thì cánh xòe ra rất to y như một cái bát ô tô. Mặt nước trong, in hình những bông hoa trông thật đẹp. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đã đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn. Hoa sen tuy không có màu sắc sặc sỡ nhưng nó lại có một vẻ đẹp quyến rũ và rất tao nhã. Vừa rồi bố em đã hái mấy bông để cắm vào lọ.

Bài tham khảo 2:

Hoa mai mang vẻ đẹp thanh tao. Hoa năm cánh nhỏ xinh xắn, trắng phau, gốc và cành khúc khuỷu. Hoa mai thường nở đều một loạt, đậu chỉ trong vòng nửa tháng rồi tàn. Nếu được ánh sáng đông soi rọi vào cây mai đương nở hoa thì trông có vẻ trong trắng vô ngần. Hoa bắt ta phải liên tưởng đến tuyết sạch giá trong. Nếu được hương sắc, hoa mai thật là một danh hoa. Hoa mai nở độ mười lăm ngày thì tàn. Mà cái cảnh hoa mai rụng cũng thật có ý nghĩa. Chỉ một cơn gió thoảng qua cũng đủ làm cho bao cánh hoa trắng rất nhẹ nhàng, êm ái bay theo gió, là lại rơi xuống đất. Chừng như hoa mai đã nở thì cố giữ được tấm thân trong trắng, mà lúc phải tàn tạ thì cái chết như không.

Bài tham khảo 3:

Có nhiều loài hoa đẹp và mang những vẻ đẹp, ý nghĩa khác nhau, như tượng trưng cho tình yêu, sức sống, niềm tin, … nhưng em lại đặc biệt thích chậu cây hoa tử đinh hương ở nhà. Đó là cây hoa được mẹ em mang về sau một chuyến đi du lịch. Chậu hoa không lớn, treo trong vườn cây cảnh. Lá cây màu xanh mướt, có hình trái tim như lá trầu vậy. Hoa tử đinh hương nhỏ xíu, chỉ to hơn đốt móng tay một chút xíu. Bốn cánh hoa màu tím nhạt, pha thêm một chút trắng, bung nở để lộ nụ hoa vàng nhạt. Mẹ bảo, người ta không thích hoa tử đinh hương vì màu tím ấy của nó, màu tím gợi sự u buồn, không vui vẻ. Hoa mọc thành chùm, một chùm hoa có hàng chục bông chụm lại với nhau, cùng bung nở. Một chậu cây hoa có nhiều chùm cây như thế. Màu xanh của lá và màu tím của cây, mới đẹp và hài hòa biết bao. Chúng như những bó bông lớn đang khoe hết vẻ đẹp và những gì tốt đẹp nhất của mình để hiến dâng cho cuộc đời. Những chùm hoa không rực rỡ sắc màu như hoa hồng, vàng tươi như hoa hướng dương mà chỉ nhẹ nhàng, trầm lắng. Không nhiều người thích hoa tử đinh hương. Nhưng nếu ai đã thích, họ sẽ thấy hoa đẹp vô cùng. Một chút u buồn cũng nên có chứ nhỉ, để làm nên vẻ đẹp lãng mạn cho cuộc sống. Mẹ còn bảo, hoa tử đinh hương trong tiếng Tây Ban Nha còn gọi là li la, cùng âm với những tiếng đàn, là một trong những biểu tượng của xứ sở bò tót này. Có cây hoa, căn nhà như được tô thêm một màu sắc mới, đẹp đến lạ lùng.

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật nào?

b. Người viết đã bày tỏ cảm xúc về những đặc điểm nào của nhân vật đó?

c. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?

Giải nhanh: 

a. Dế còm.

b. là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.

c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.

    Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa. 

Câu 2: Chia sẻ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ mà em đã nghe, đã đọc.

Giải nhanh: 

Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Giải ô chữ:

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

Giải nhanh: 

  1. Xoài

  2. Bưởi

  3. Nho

  4. Hồng

  5. Thanh long

  6. Dưa hấu

  7. Vải

Hàng dọc: Xinh tươi

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác