Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 chân trời bài 5 đọc Biển và rừng cây dưới lòng đất

Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 chân trời bài 5 đọc Biển và rừng cây dưới lòng đất. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 5: BIỂN VÀ RỪNG CÂY DƯỚI LÒNG ĐẤT

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.

Giải nhanh: 

Quang cảnh âm u, những cây nấm khổng lồ, bên cạnh dòng nước có sao biển, vỏ sò,…

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Biển và rừng cây dưới lòng đất – Theo Giuyn Véc-nơ, Giang Hà dịch

Câu 1: Giáo sư Brốc, anh Han và Éc-xen đi đâu?

Giải nhanh: 

Đi xuống lòng đất.

Câu 2: Mỗi cảnh vật họ gặp trên đường có gì kì lạ?

Giải nhanh: 

Có biển, đá hoa cương, hệ thực vật thời kỳ chuyển tiếp của thế giới.

Câu 3: Rừng cây trước mắt ba nhà thám hiểm có những gì đặc biệt?

Giải nhanh: 

Rừng nấm, thực vật không có trên mặt đất mà thuộc về một thời kỳ khác.

Câu 4: Giáo sư Brốc khuyên Éc-xen điều gì? Vì sao?

Giải nhanh: 

Nhìn thật kỹ cảnh vật nơi đây vì không một nhà thực vật học nào có may mắn hiếm có như vậy. 

Câu 5: Theo em, đề trở thành một nhà thám hiêm cần có những điều kiện gì?

Sức khoẻ                   Dũng cảm                ?

Giải nhanh: 

Sức khỏe, dũng cảm, niềm đam mê với khám phá.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Trạng ngữ

Câu 1: Đọc hai câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

  1. Vườn rau trở nên xanh tốt.

  2. Nhờ được tưới rau đều, vườn rau trở nên xanh tốt.

a. Câu 2 có thêm những từ ngữ nào so với câu 1?

b. Từ ngữ được thêm vào bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Giải nhanh: 

a. Nhờ được tưới rau đều.

b. Giải thích lý do vì sao vườn rau trở nên tươi tốt.

Câu 2: Đặt câu hỏi cho từ ngữ được in nghiêng trong mỗi câu sau:

a. Trong vườn, những bông hoa cúc nở vàng rực.

b. Chiều về, những đoàn thuyền chở nặng tôm cá nối đuôi nhau cập bến.

c. Vì hạn hán, cây cối héo rũ.

Giải nhanh: 

a. Những bông hoa cúc nở vàng rực ở đâu?

b. Khi nào những đoàn thuyền chở nặng tôm cá nối đuôi nhau cập bến?

c. Vì sao cây cối héo rũ?

Câu 3: Đọc các câu dưới đây và cho biết từ ngữ được in nghiêng bổ sung ý gì cho câu.

a. Để thực hiện ước mơ, Linh say sưa tập đàn.

b. Bằng một ngón tay, cậu bé vẽ những vòng tròn trên cát.

Giải nhanh: 

a. Giải thích Linh say sưa tập đàn để làm gì.

b. Giải thích cậu bé vẽ những vòng tròn trên cát bằng gì.

Câu 4: Xác định trạng ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo Nguyễn Khắc Viện

b. Sáng sớm, gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi. Bằng những cái móng sắc nhọn, nó nhanh nhẹn bới đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con giun. Nghe tiếng mẹ, đàn gà con xúm lại, chờ được chia phân. Góc vườn, bác chuối già rung rinh tay lá như khen ngợi những chú gà bé bỏng. Nắng, gió cũng hoà nhịp vui theo.

Theo Thu Tâm

Giải nhanh: 

a.

Chiều chiều, / chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát.

      TN 

Xa xa, / giữa cánh đồng,/ đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.

TN1               TN2

b.

Sáng sớm,/ gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi.

      TN

Bằng những cái móng sắc nhọn,/ nó nhanh nhẹn bới đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con 

                    TN

giun.

Nghe tiếng mẹ,/ đàn gà con xúm lại, chờ được chia phân.

        TN

Góc vườn,/ bác chuối già rung rinh tay lá như khen ngợi những chú gà bé bỏng.

     TN

Câu 5: Đặt 2 - 3 câu về một con vật em thích, trong đó có một câu sử dụng trạng ngữ.

Giải nhanh: 

  • Sáng sớm, chú gà trống gáy ò ó o.

  • Trên bó rơm, một chú gà trống đứng oai vệ.

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

“Túc, túc, túc,...', một con gà mẹ gọi đàn con ở cạnh gò. Mẹ bươi đất tìm mồi, con xúm lại chỗ con dế đất. Bỗng gà mẹ kêu “tót" một tiếng to vì có bóng một con diều hâu thoáng qua. “Tác, tác, tác”, gà mẹ la liên tiếp. Bầy gà con như đã quen tiếng báo động, liền chạy trốn. Con thì chui vào bụi cây, con thì núp dưới bờ gò. Gà mẹ chạy qua chạy lại, vừa la vừa nhìn diều hâu đang bay lượn trên không.

Theo Nguyễn Hữu Uẩn

a. Đoạn văn tả những hoạt động nào của đàn gà?

b. Hoạt động của gà mẹ và gà con được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

c. Nhận xét về cách tác giả dùng từ ngữ gợi tả tiếng kêu của gà mẹ.

Giải nhanh: 

a. Hoạt động tìm mồi và tránh chim săn mồi.

b. Gà mẹ: gọi con "túc, túc, túc"; bươi đất tìm mồi; kêu "tót"; la; chạy qua chạy lại; vừa la vừa nhìn.

    Gà con: xúm lại; chạy trốn; chui vào bụi cây; núp xuống bờ gò.

c. Từ ngữ gợi tả vô cùng chân thực, sinh động.

Câu 2:  Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của con vật nuôi trong nhà mà em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa

Giải nhanh: 

Bài tham khảo 1:

Là một chú chó đang tuổi ăn tuổi lớn, Mít khá là nghịch ngợm. Hằng ngày, việc mà chú ta thích nhất chính là rong ruổi khắp ngõ ngách của xóm. Bờ rào nhà ai, sân nhà nào chú ta cũng từng chạy qua. Phía sau vườn nhà, thật dễ dàng để tìm thấy những cái hố nhỏ do chú ta đào ra rồi lấp lại. Đặc biệt, Mít còn rất khoái trò dấu dép của cả nhà. Hễ ai để dép ở bậc thềm, chú ta sẽ liền trộm một chiếc đem ra chuồng giấu. Nếu bị mắng, chú ta sẽ nằm sụp xuống, lấy tay vòng lên che mõm, chỉ để lộ đôi mắt to tròn long lanh tỏ ra vô tội. Chỉ cần vậy là em liền mềm lòng, không nỡ mắng chú ta. Ngoài những lúc như vậy, thì Mít ngoan lắm. Chú giúp trông nhà, gọi người lớn khi có khách ghé qua. Chú đuổi đi mấy chị gà mái thích phá vườn rau của mẹ. Và chú sẽ luôn là thành viên có màn chào đón tích cực nhất mỗi khi cả nhà trở về sau một ngày đi làm, đi học.

Bài tham khảo 2:

Mỗi sáng tinh mơ, khi ông mặt trời còn đang ngủ trong chiếc chăn mây bồng bềnh, chú gà trống đã thức dậy. Chú đứng trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khỏe khoắn: “Ò..ó...o...”. Khi tiếng gáy cất lên là lúc mọi người thức dậy, chuẩn bị cho một ngày mới, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cụ già ở nhà. Tiếng gáy của chú như chiếc đồng hố báo thức thật hữu hiệu. Trong ngày, ngoại trừ lúc ăn ra thì chú ta luôn đi một mình chứ chẳng tụ tập với mấy chú gà khác. Thế nhưng chỉ cần có người lạ hay động vật đi vào vườn chú ta sẽ xuất hiện ngay như một người hùng. Em mong rằng càng ngày chú gà trống choai sẽ càng to lớn và khỏe mạnh.

Bài tham khảo 3:

Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa leo lên đến bầu trời, chú trâu trong chuồng cũng đã thức dậy. Chú ta ngúc ngoắc cái đuôi, dẫm chân mấy nhịp cho tỉnh hẳn, rồi ngóng đợi ông chủ mang cơm sáng đến. Sau khi sung sướng thưởng thức cả một chậu cỏ thơm ngon, chú trâu bắt đầu công việc của một ngày. Chú ta sẽ chở ông chủ đi ra cánh đồng lúa ở cuối làng. Đeo lên lưng cái khung rồi bắt đầu cày ruộng. Với sự thông minh và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chú chẳng cần ông chủ phải quất roi. Chỉ cần một tiếng hô thôi là chú biết ngay mình phải làm gì. Sau một buổi chăm chỉ cày bừa, mảnh đất đã xốp mịn, sẵn sàng cho việc gieo trồng. Buổi chiều, khi ông chủ trồng rau, thì chú trâu thủng thẳng nhai cỏ ở bãi cỏ gần đó. Thỉnh thoảng khát nước, chú lại tiến về phía mương nước, uống một ngụm cho đã đời. Đến tối, khi lũ chim bắt đầu kéo nhau bay về tổ, chú sẽ lại chở ông chủ về nhà. Rồi trở về chuồng, nghỉ ngơi và nhai lại mớ cỏ còn sót lại.

Câu hỏi 3: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.

Giải nhanh: 

Học sinh tự đọc lại và chỉnh sửa

Câu 4: Chia sẻ với bạn những điều em thích ở đoạn văn của mình.

Giải nhanh: 

Hình ảnh nhân hóa: ông mặt trời còn đang ngủ trong chiếc chăn mây bồng bềnh.

Từ ngữ gợi tả: cất tiếng gáy khỏe khoắn: “Ò..ó...o...”.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Tìm từ ngữ gợi tả tiếng kêu của mỗi con vật gặp trên đường đi.

Giải nhanh: 

  • Chó: gâu gâu

  • Mèo: meo meo

  • Dê: bẹ..ẹ...ẹ

  • Vịt: cạp cạp

  • Gà trống: Ò...ó...o

  • Lợn: Ụt Ịt

Câu 2: Nói một câu tả tiếng kêu của một con vật ở bài tập 1

Giải nhanh: 

Tiếng mèo kêu "meo meo" nghe rất dễ thương.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác