Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 5 đọc Biển và rừng cây dưới lòng đất

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 5 đọc Biển và rừng cây dưới lòng đất - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 135, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 10

Câu 1: Nhân vật "tôi" quyết định lên đường khi nào?

  • A. Khi giải mã được đoạn kí tự
  • B. Khi đam mê trỗi dậy
  • C. Khi giải mã được bức mật thư
  • D. Khi được bạn bè rủ đi 

Câu 2: Hành trình của nhân vật "tôi" đã trải qua bao nhiêu thời gian?

  • A. Bước sang ngày thứ bốn mươi sáu
  • B. Bước sang ngày thứ bốn mươi tám
  • C. Bước sang ngày thứ bốn mươi bảy
  • D. Bước sang ngày thứ bốn mươi chín

Câu 3: Người đồng hành cùng nhân vật "tôi" là ai?

  • A. Giáo sư Brốc
  • B. Anh Han
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 4: Đoàn người đi đâu?

  • A. Lên núi
  • B. Lên rừng
  • C. Xuống lòng đất
  • D. Đi xuống đáy đại dương 

Câu 5: Tên của nhân vật "tôi" là gì?

  • A. Han
  • B. Brốc
  • C. Éc-xen 
  • D. Rin 

Câu 6: Điều gì khiến nhân vật "tôi" cảm thấy sửng sốt?

  • A. Anh ta thấy biển khi đang đi trong lòng đất
  • B. Anh ta thấy bầu trời xanh thẳm
  • C. Anh ta nhìn thấy những loài sinh vật kì lạ
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 7: Nhân vật "tôi" thấy gì phía xa?

  • A. Những khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương 
  • B. Sóng vỗ bờ cát vàng
  • C. Những cây nấm khổng lồ
  • D. Những cánh rừng bạt ngàn 

Câu 8: Vòm đá hoa cương được so sánh với cái gì?

  • A. Một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu lững thững trôi 
  • B. Một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động
  • C. Một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu đứng yên 
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 9: Rừng cây trước mắt ba nhà thám hiểm có những gì đặc biệt?

  • A. Rừng nấm, thực vật không có trên mặt đất mà thuộc về một thời kỳ khác
  • B. Rừng nấm, thực vật giống hệt trên mặt đất 
  • C. Rừng nấm, thực vật không có nét giống, có nét khác biệt so với trên mặt đất 
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 10: Giáo sư Brốc khuyên Éc-xen điều gì? 

  • A. Nhìn thật kỹ cảnh vật nơi đây
  • B. Đi nhanh về phía trước
  • C. Cách xa khu vực nguy hiểm
  • D. Đi chậm lại 

Câu 11: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  • A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
  • D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 12: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  • A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  • B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  • C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  • D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 13: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  • A. Đằng đông, trời hửng dần.
  • B. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
  • C. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
  • D. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.

Câu 14: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ cho câu?

  • A. Cụm danh từ, động từ, tính từ
  • B. Các quan hệ từ
  • C. Cả A và D đều đúng
  • D. Danh từ, động từ, tính từ

Câu 15: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 16: Cấu tạo của một bài văn gồm có mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật kết bài gồm những gì?

  • A. Giới thiệu chung về con vật.
  • B. Miêu tả tính tình con vật.
  • C. Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • D. Tả hình dáng con vật.

Câu 18: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?

  • A. Tả hình dáng con vật.
  • B. Tả tính tình, hoạt động của con vật.
  • C. Nêu ích lợi của con vật
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 19: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

  • A. Mở bài, kết bài, thân bài.
  • B. Thân bài, kết bài, mở bài.
  • C. Mở bài, thân bài, kết bài.
  • D. Kết bài, thân bài, mở bài.

Câu 20: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật phần mở bài dung để làm gì?

  • A. Tả hình dáng con vật.
  • B. Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • C. Tả tính tình hoạt động của con vật.
  • D. Giới thiệu đối tượng miêu tả (một con vật, một số con vật).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác