Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 3 đọc Quả ngọt cuối mùa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 3 đọc Quả ngọt cuối mùa - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 49 và , SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 4

Câu 1: Đâu là những từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai trong bài thơ

  • A. Rét cứa như dao
  • B. Sương táp
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu

  • A. Quả ngon dành tận cuối mùa
  • B. Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
  • C. Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào
  • D. Nom Đoài rồi lại ngắm Đông
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 3: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì?

"Quả vàng nằm giữa cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương"

  • A. Tả chùm quả giúp ong làm mật, giúp ong tỏa hương.
  • B. Tả những chú ong chăm chỉ, cần mẫn làm ra mật ngọt.
  • C. Tả những bông hoa chuyên cần tỏa hương thơm ngát.
  • D. Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.

Câu 4: Khổ cuối bài thơ nói lên điều gì?

  • A. Thể hiện tình yêu thương bà vô bờ bến, lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà của mình
  • B. Thể hiện tình yêu thương cháu vô bờ bến
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 5: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động sáng tác, sáng tạo: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 6: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động thiện nguyện: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 7: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động di chuyển: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 8: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động lao động lao động: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 9: Tìm từ điền vào chỗ trống: Ăn quả...người trồng cây.

  • A. Nhớ
  • B. Kính, yêu
  • C. Thương
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 10: Tìm từ điền vào chỗ trống:  ... thầy, ... bạn.

  • A. Nhớ
  • B. Kính, yêu
  • C. Thương
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 11: Tìm từ điền vào chỗ trống: ... người như thể .... thân.

  • A. Nhớ
  • B. Kính, yêu
  • C. Thương
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 12: Từ “khanh khách” là từ gì?

  • A. Từ đơn
  • B. Từ ghép đẳng lập
  • C. Từ ghép chính phụ
  • D. Từ láy tượng thanh

Câu 13: Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • A. Tiếng
  • B. Từ
  • C. Chữ cái
  • D. Nguyên âm

Câu 14: Tìm động từ trong các đoạn văn: Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở.

  • A. Về, cành cây, tỏa khắp, đánh thức, nở
  • B. Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, nở
  • C. Về, nhú lộc, tỏa khắp, ban mai, nở
  • D. Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, khóm hoa

Câu 15: Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

  • A. Thường làm vị ngữ trong câu
  • B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ
  • C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
  • D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Câu 16: Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

  • A. Cái gì?
  • B. Làm gì?
  • C. Thế nào?
  • D. Làm sao?

Câu 17: Nghĩa của từ "lắng đọng" là gì?

  • A. Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
  • B. Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
  • C. Bay rất cao trên không trung
  • D. Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được

Câu 18: Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  • A. Định, toan, dám, đừng
  • B. Buồn, đau, ghét, nhớ
  • C. Chạy, đi, cười, đọc
  • D. Thêu, may, khâu, đan

Câu 19: Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

  • A. Trả lời câu hỏi: làm sao?
  • B. Trả lời câu hỏi: thế nào?
  • C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau
  • D. Không cần kèm phía sau

Câu 20: Nghĩa của từ "Trầm tư" là gì?

  • A. Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
  • B. Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
  • C. Bay rất cao trên không trung
  • D. Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác