Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài Ôn tập giữa học kì I Tiết 5

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài Ôn tập giữa học kì I Tiết 5 - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi giới thiệu về một câu chuyện, em cần lưu ý những gì?

  • A. Tên truyện
  • B. Tên nhân vật
  • C. Nội dung truyện
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 2: Trước khi nói, em cần xác định những gì?

  • A. Xác định mục đích
  • B. Không gian, thời gian kể
  • C. Xác định người nghe
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Có thể dùng cách nào để viết vắn tắt nội dung câu chuyện?

  • A. Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian
  • B. Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 4: Trước khi nói, em cần xác định người nghe, mục đích nói, không gian và thời gian kể”

Ý kiến này đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Khi kết thúc câu chuyện, em có thể nêu những gì trong bài viết của mình?

  • A. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về nội dung câu truyện
  • B. Giới thiệu khái quát về bản thân
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi từ 6 - 10 

Quà tặng cha

Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.

“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao !” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt loé lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.

Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.

– Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói.

Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

Theo Lê Nguyễn Long, Phạm Ngọc Toàn

Câu 6: Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, anh đã thấy bố mình đang làm gì?

  • A. Ngồi xem ti vi
  • B. Cặm cụi trước bàn làm việc
  • C. Ngồi đọc sách, báo
  • D. Ngồi nghe nhạc 

Câu 7: Người bố có biểu hiện gì khi nhìn thấy đồ vật người con ôm đến? 

  • A. Vui vẻ
  • B. Ngạc nhiên
  • C. Ngẩn người
  • D. Tức giận 

Câu 8: Món quà của chàng sinh viên dành cho bố mình là gì? 

  • A. Chiếu máy đánh chữ đầu tiên trên thế giới
  • B. Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới
  • C. Chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới
  • D. Chiếc máy chiếu đầu tiên trên thế giới

Câu 9: Câu chuyện dạy cho các em bài học gì?

  • A. Bài học về sự tự tin trong giao tiếp
  • B. Bài học về sự hiếu thảo
  • C. Bài học về sự chăm chỉ
  • D. Bài học về tình thương yêu giữa người với người

Câu 10: Chỉ ra động từ trong câu: Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình.

  • A. Ông bố
  • B. Mươi hôm sau
  • C. Ôm
  • D. Bàn

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 16 - 20

Lê văn Tám

Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.

Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố. Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống”.

Câu 16: Lê văn Tám xuất thân từ gia đình:

  • A. Trí thức
  • B. Nghèo
  • C. Quý tộc
  • D. Khá giả

Câu 17: Để kiếm sống, Lê văn Tám thường làm công việc gì? 

  • A. Bán lạc rang, đánh giày
  • B. Bán bánh kẹo
  • C. Bán giày
  • D. Bán báo 

Câu 18: Điều gì khiến Lê văn Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.

  • A. Lòng yêu nước
  • B. Lòng căm thù giặc ngoại xâm
  • C. Lòng yêu đồng bào
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 19: Lê văn Tám được mọi người biết đến với cái tên nào khác?

  • A. Anh Tám
  • B. Chị 
  • C. Em bé đuốc sống
  • D. Tất cả đều sai

Câu 20: Lê văn Tám dạy cho chúng ta bài học về:

  • A. Lòng dũng cảm và lòng yêu nước.
  • B. Sự tự tin
  • C. Sự mạnh mẽ không đầu hàng số phận
  • D. Lòng nhân ái

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ 16 đến 20:

Thỏ và Rùa

Câu chuyện về cuộc tranh tài xem ai chạy nhanh hơn của Rùa và Thỏ. Bắt đầu cuộc thi, Thỏ đã xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng, chạy được một quãng đường, sau khi đã xác định bỏ Rùa một đoạn khá xa thì Thỏ yên tâm nằm chợp mắt dưới bóng cây mát ven đường. Rùa dù chạy chậm nhưng vẫn miệt mài tiến về phía trường, cố gắng không ngừng nghỉ đến khi đi qua gốc cây thấy Thỏ đang nằm ngủ, Rùa đã từ từ vượt qua và về đến đích giành chiến thắng. Lúc này, Thỏ giật mình dậy và nhận ra Rùa đã về đích, Thỏ biết mình đã thua cuộc vì sự chủ quan của bản thân. Qua đó, chúng ta có thể học được rằng con người cần phải siêng năng, kiên trì, không được chủ quan, khinh địch dù ta có mạnh hơn nhiều đi chăng nữa.

Câu 16: Câu chuyện kể về cuộc tranh tài gì?

  • A. Cuộc thi chạy giữa Thỏ và rùa
  • B. Cuộc thi hùng biện giữa Thỏ và rùa
  • C. Cuộc thi kể chuyện giữa Thỏ và rùa
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 17: Xác định có mấy danh từ trong câu sau: "Câu chuyện về cuộc tranh tài xem ai chạy nhanh hơn của Rùa và Thỏ"

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 18: Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

  • A. Lời của nhân vật Rùa.                   
  • B. Lời của người kể chuyện.
  • C. Lời của nhân vật Thỏ.                   
  • D. Lời của nhân vật Sên.

Câu 19: Theo em, vì sao Thỏ lại thua Rùa?

  • A. Vì Thỏ chủ quan, coi thường Rùa
  • B. Vì Thỏ nhường Rùa
  • C. Vì Thỏ chạy chậm hơn rùa
  • D. Vì Thỏ bị thương nên không chạy được 

Câu 20: Qua đó, chúng ta có thể học được điều gì?

  • A. Con người cần phải siêng năng, kiên trì, không được chủ quan, khinh địch dù ta có mạnh hơn nhiều đi chăng nữa
  • B. Con người cần phải lười biếng, không được chủ quan, khinh địch dù vì ta mạnh hơn địch
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác