Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 6 đọc Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 6 đọc Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu- sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 62, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 5

Câu 1: Câu lạc bộ được thành lập năm bao nhiêu?

  • A. 2013
  • B. 2014
  • C. 2015
  • D. 2016

Câu 2: Mục đích thành lập câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" là gì?

  • A. Kết nối những tấm lòng, những trái tim hướng về biển đảo.
  • B. Hội những người cùng khổ
  • C. Hội yêu thích đi biển
  • D. Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 3: Câu lạc bộ đã hoạt động được bao lâu?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 4: Ý nào dưới đây là dự án của câu lạc bộ?

  • A. Ươm mầm tương lai
  • B. Chắp cánh ước mơ
  • C. A và B đều đúng 
  • D. A và B đều sai 

Câu 5: Tên gọi của các dự án của câu lạc bộ muốn nói lên điều gì?

  • A. Mục đích của câu lạc bộ nhằm giúp cho những thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp tục lao động.
  • B. Mục đích của câu lạc bộ nhằm giúp cho những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp tục đến trường, nuôi dưỡng ước mơ trên con đường học vấn.
  • C. Mục đích của câu lạc bộ nhằm giúp cho những em người già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
  • D. Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 6: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói vè lòng nhân ái, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Cuộc sống sẽ như thế nào khi lòng nhân ái được khơi dậy, lan tỏa trong mỗi con người?

  • A. Cuộc sống sẽ tươi đẹp, đầy ý nghĩa và hạnh phúc
  • B. Cuộc sống sẽ tràn đầy u ám
  • C. Cuộc sống sẽ buồn tẻ, chán nản
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Hành động nào sau đây được coi là biểu hiện của lòng nhân ái?

  • A. Ủng hộ lũ lụt cho người dân miền Trung
  • B. Quyên góp tiền cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn
  • C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Trong đợt quyên góp tiền ủng hộ lũ lụt miền Trung cho các bạn học sinh, Trung đã dùng tiền tiết kiệm của bạn ý để mang ủng hộ. Theo em, Trung là người như thế nào?

  • A. Bạn Trung là người có lòng nhân ái
  • B. Bạn Trung là người tham lam
  • C. Bạn Trung là người lòng hiếu thảo
  • D. Bạn Trung là người có lòng biết ơn

Câu 10: Trong các câu sau đây, câu nào nói về lòng nhân ái?

  • A. Thấy người hoạn nạn thì thương 
  • B. Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn 
  • C. Thương người như thể thương thân 
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 11: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?

  • A. Chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể chuyện sử dụng để kể chuyện
  • B. Là lời kể chuyện của nhân vật phụ
  • C. Là lời đối thoại của nhân vật
  • D. Là lời của nhân vật chính

Câu 12: Ngôi kể thứ 3 có tác dụng gì trong văn tự sự?

  • A. Thuât sự việc khách quan hơn
  • B. Thuật sự việc chủ quan hơn
  • C. Thuật sự việc cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật hơn
  • D. Thuật sự việc dễ dàng hơn

Câu 13: Có mấy loại ngôi kể

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 14: Trong văn tự sự, hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba, có nghĩa là?

  • A. Người kể giấu mình, có mặt khắp nơi trong văn bản, người kể này biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tưu, tình cảm của các nhân vật
  • B. Người kể xưng tôi kể chuyện chân thành tạo ra tính chân thật cho câu chuyện
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng

Đọc đoạn văn để trả lời câu hỏi từ 15 -17

Hai ông con theo cấp bậc bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ và nói một mình: Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

Câu 15: Ai là người kể chuyện trong đoạn văn sau?

  • A. Bác lái xe
  • B. Cô gái
  • C. Tác giả
  • D. Ông họa sĩ

Câu 16: Đoạn trích trên dùng ngôi kể thứ mấy để kể chuyện?

  • A. Ngôi kể thứ nhất
  • B. Ngôi kể thứ hai
  • C. Ngôi kể thứ ba
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên?

  • A. Nêu sự việc, diễn biến một cách khách quan
  • B. Nêu sự việc diễn biến một cách chủ quan
  • C. Cả A và B
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 18: Đoạn văn sau được kể theo ngôi thứ mấy?

Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không phải để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ đi lính đi vào loại đầu.

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 19:  Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện là gì?

  • A. Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
  • B. Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
  • C. Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
  • D. Giúp tác giả đạt được dụng ý nghệ thuật của mình

Câu 20: Khi kể chuyện của mình, em sử dụng ngôi kể thứ mấy?

  • A. Ngôi kể thứ ba 
  • B. Ngôi kể thứ hai
  • C. Ngôi kể thứ nhất 
  • D. Ngôi kể chưa xác định được

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác