Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 3 đọc Gieo ngày mới

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 3 đọc Gieo ngày mới - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:

Gieo ngày mới

 

Sáng sớm dắt trâu ra đồng 

Cha mong kịp ngày gieo hạt 

Mẹ bắc gầu tát bên sông 

Đợi gặt mùa vàng ấm áp.

 

Từng nét phấn trên bục giảng 

Gieo thành bao ước mơ xanh 

Chồi non mỗi ngày vươn lớn 

Cô gieo hoa trái ngọt lành.

 

Heo may gió mùa trở lạnh 

Bà gom từng giọt nắng hồng 

Dệt làm chiếc khăn thật ấm 

Cháu quàng qua suốt ngày đông

 

Bầu trời gieo mưa rồi nắng 

Cho gió hong những đám mây 

Cho cả trời sao lấp lánh

Đêm đêm ru giấc ngủ say.

 

Em biết thương bà, thương mẹ 

Yêu cô, yêu cả bầu trời

−A, em sẽ gieo ngày mới 

Giòn tan bằng một chuỗi cười!

Ngọc Hà 

Câu 1: Ngày mới của cha bắt đầu bằng công việc gì? 

  • A. dắt trâu ra đồng
  • B. bắc gầu tát bên sông
  • C. dạy học 
  • D. dệt chiếc khăn

Câu 2: Ngày mới của mẹ bắt đầu bằng công việc gì? 

  • A. dắt trâu ra đồng
  • B. bắc gầu tát bên sông
  • C. dạy học 
  • D. dệt chiếc khăn

Câu 3: Ngày mới của cô giáo bắt đầu bằng công việc gì? 

  • A. dắt trâu ra đồng
  • B. bắc gầu tát bên sông
  • C. dạy học 
  • D. dệt chiếc khăn

Câu 4: Ngày mới của bà bắt đầu bằng công việc gì? 

  • A. dắt trâu ra đồng
  • B. bắc gầu tát bên sông
  • C. dạy học 
  • D. dệt chiếc khăn

Câu 5: Bạn nhỏ trong đoạn trích "gieo ngày mới" bằng...

  • A. Tiếng cười
  • B. Tiếng khóc
  • C. Bài đọc
  • D. Cái ôm 

Câu 6: Hành động nào dưới đây là hành động tốt?

  • A. Trồng cây
  • B. Vất rác bừa bãi
  • C. Đốt sách
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 7: Giải nghĩa từ "heo may"

  • A. Những cơn gió nhẹ kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu
  • B. Thẫn thờ như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu
  • C. Đưa chuyển bớt nước từ nơi nọ sang nơi kia, thường bằng gàu. Tát nước chống hạn
  • D. Đan sợi bằng thủ công, bằng thoi, bằng máy...

Câu 8: Giải nghĩa từ "ngẩn ngơ"

  • A. Những cơn gió nhẹ kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu
  • B. Thẫn thờ như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu
  • C. Đưa chuyển bớt nước từ nơi nọ sang nơi kia, thường bằng gàu. Tát nước chống hạn
  • D. Đan sợi bằng thủ công, bằng thoi, bằng máy...

Câu 9: Giải nghĩa từ "tát nước"

  • A. Những cơn gió nhẹ kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu
  • B. Thẫn thờ như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu
  • C. Đưa chuyển bớt nước từ nơi nọ sang nơi kia, thường bằng gàu. Tát nước chống hạn
  • D. Đan sợi bằng thủ công, bằng thoi, bằng máy...

Câu 10: Giải nghĩa từ "dệt"

  • A. Những cơn gió nhẹ kèm theo chút se lạnh, thường xuất hiện vào cuối thu
  • B. Thẫn thờ như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu
  • C. Đưa chuyển bớt nước từ nơi nọ sang nơi kia, thường bằng gàu. Tát nước chống hạn
  • D. Đan sợi bằng thủ công, bằng thoi, bằng máy...

Câu 11: Xác định danh từ chung trong các từ sau: Cửu Long, sông, Lê Lợi, Hồ Chí Minh, tỉnh, Hải Dương, Ngọc Lan, bạn trai.

  • A. sông, tỉnh, bạn trai
  • B. tỉnh, Cửu Long, Ngọc Lan
  • C. bạn trai, Lê Lợi, tỉnh
  • D. Cửu Long, Lê Lợi, Hồ Chí Minh, Hải Dương, Ngọc Lan

Câu 12: Xác định danh từ riêng trong các từ sau: Cửu Long, sông, Lê Lợi, Hồ Chí Minh, tỉnh, Hải Dương, Ngọc Lan, bạn trai.

  • A. sông, tỉnh, bạn trai
  • B. tỉnh, Cửu Long, Ngọc Lan
  • C. bạn trai, Lê Lợi, tỉnh
  • D. Cửu Long, Lê Lợi, Hồ Chí Minh, Hải Dương, Ngọc Lan

Câu 13: Xác định danh từ riêng trong câu " Đồng Đăng có phố kì lừa"

  • A. Đồng Đăng
  • B. phố
  • C. kì lừa
  • D. có

Câu 14: Xác định danh từ chung trong câu " Đồng Đăng có phố kì lừa"

  • A. Đồng Đăng
  • B. phố
  • C. kì lừa
  • D. có

Câu 15: Danh từ là những từ chỉ sự vật bao gồm gì?

  • A. Người, vật, hoạt động, khái niệm, tình cảm, đơn vị
  • B. Người, vật, hoạt động, hiện tượng, khái niệm, tình cảm, đơn vị
  • C. Người, vật, hiện tượng, khái niệm, tình cảm, đơn vị
  • D. Người, vật, hoạt động, hiện tượng, khái niệm, đơn vị

Câu 16: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:.......... là những từ chỉ........ (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị).

  • A. Danh từ.......hành động
  • B. Danh từ.........sự vật
  • C. Danh từ..........tình cảm
  • D. Danh từ...........trạng thái

Câu 17: Danh từ chung là gì? 

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 18:Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải ...... các chữ cái đầu tiên.

  • A. Viết thường.
  • B. Viết hoa.
  • C. Xen kẽ viết hoa và viết thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 19:Trong câu sau có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?

          Mã Lương dùng bút thần vẽ đồ dùng cần thiết cho những người nghèo khổ.

  • A. 4 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • B. 3 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • C. 2 danh từ chung, 2 danh từ riêng.
  • D. 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng.

Câu 20: Đọc câu đã cho sau và tìm phát biểu đúng?

          Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có tên rất ngộ: Thi Ca.

  • A. Minh là danh từ chung.
  • B. Học sinh là danh từ riêng.
  • C. Thi Ca là danh từ riêng.
  • D. Cô bạn là danh từ riêng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác