Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài 3 - Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 3 - Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì? 

Câu 2: Danh từ chung là gì?

Câu 3: Danh từ riêng là gì?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cho các từ sau Hà Nội, Bạch Đằng, Cửu Long, Chu Văn An, Trần Thị Lý, Cần Thơ. Cho biết

a. Các từ nào là tên riêng của người?

b. Các từ nào là tên thành phố?

c. Các từ nào là tên sông?

Câu 2: Câu sau có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng? Đó là các từ nào?

Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có tên rất ngộ: Thi Ca.

Câu 3: Chỉ ra danh từ riêng trong đoạn thơ dưới đây.

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

Câu 4: Tìm danh từ chung trong câu dưới đây?

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Câu 5: Xếp từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm thích hợp.

a. Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

b. Bình Định có núi Vọng Phu

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

c. Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn

- Tên người.

- Tên sông, núi, đầm.

- Tên tỉnh.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau?

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 2: Xác định danh từ trong đoạn văn sau và cho biết nó thuộc loại nào?

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

Câu 3: Từ nào dưới đây vừa là tên người vừa là tên địa phương?

Hà Nội, Hòa Bình, Một Cột, Hạ Long, Ba Bể, Hồ Tây, Hồ Chí Minh.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm các từ có nghĩa như sau?

a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c. Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d. Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

Câu 2: Chỉ ra danh từ riêng và nêu ý nghĩa của chúng trong đoạn thơ sau?

Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sơm tinh sương,

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Tố Hữu)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài 3, câu hỏi tự luận tiếng việt 4 CTST bài 3 Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng, ôn tập tiếng việt 4 CTST bài Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác