Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài Ôn tập giữa kì I

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài Ôn tập giữa kì I. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. ĐỌC – HIỂU (05 CÂU)

CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

(Lại Thế Luyện)

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

Câu 4: Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

 

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (05 CÂU)

Câu 1: Tìm danh từ, dộng từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây.

Cái giàn mướp bố tôi bắc chìa ra mặt ao như mái nhà.

Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ. Ít hôm sau, mướp đã leo lên thoăn thoắt lên tới mặt giàn. Những tay mướp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh trước gió. Chẳng bao lâu, giàn mướp đã xanh um những lá.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 2: Chỉ ra danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau.

Nguyễn Tuân sinh ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Câu 3: Tìm 1 – 2 thành ngữ có chứa động từ “chạy”?

Câu 4: Tìm tính từ trong câu dưới đây?

Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ.

Câu 5: Tìm 2 – 3 tính từ

a. Chỉ đặc điểm của tiếng suối, tiếng thác.

b. Chỉ đặc điểm của ánh nắng.

c. Chỉ đặc điểm của con đường.

III. VIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi, thanh niên tài năng hoặc dũng cảm.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài Ôn tập giữa kì I, câu hỏi tự luận tiếng việt 4 CTST bài Ôn tập giữa kì I, ôn tập tiếng việt 4 CTST bài Ôn tập giữa kì I

Bình luận

Giải bài tập những môn khác