Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài 3 - Viết: Viết đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 3 - Viết: Viết đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Có mấy cách viết mở bài cho bài văn kể lại một câu chuyện? Đó là những cách nào?

Câu 2: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện? Đó là những cách nào?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp?

(1) “Cô bé Lọ Lem" là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều đã từng được nghe kể.

(2) Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện “Tích Chu” hơn cả.

(3) Tối nào cũng vậy, bằng giọng ấm áp, bà lại kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Trong những câu chuyện bà kể, em nhớ mãi câu chuyện Cô bé Lọ Lem với bao nhiêu phép biến hoá nhiệm màu.

Câu 2: Xác định kiểu kết bài của mỗi đoạn dưới đây?

(1) Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

(2) Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. Cô bé Lọ Lem xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

(3) Câu chuyện Có bé Lọ Lem dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử, công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ, em được bước vào thế giới thần tiên ấy.

Câu 3: Mở bài dưới đây thuộc kiểu nào?

Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…

Câu 4: Kết bài dưới đây thuộc kiểu nào?

Dù chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng mỗi nhân vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. “Cô bé Lọ Lem” thực sự là câu chuyện cổ tích thú vị đáng đọc của mỗi người. 

Câu 5: Nêu những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Câu chuyện về thần đồng Nguyễn Hiền đúng là một minh chứng đầy thuyết phục cho lời khuyên nhủ của cổ nhân “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. 

Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu, trong số đó em thích nhất câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.

Câu 3: Nếu trong bài văn xuất hiện các từ sau “chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó”, các từ này có tác dụng gì?

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Câu 2: Tìm những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn kể lại một câu chuyện?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài 3, câu hỏi tự luận tiếng việt 4 CTST bài 3 Viết: Viết đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện, ôn tập tiếng việt 4 CTST bài Viết: Viết đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác