Đáp án tiếng Việt 4 chân trời bài 3 đọc Gieo ngày mới

Đáp án bài 3 đọc Gieo ngày mới. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: GIEO NGÀY MỚI

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Ngày mới của mỗi người trong gia đình em bắt đầu như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Bố dậy tập thể dục, mẹ dậy nấu cơm, em dậy chuẩn bị đồ dùng, ăn sáng rồi đến trường

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

1. Đọc bài thơ: Gieo ngày mới – Ngọc Hà

Câu 1: Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì?

Ngày mới của mỗi người bắt đầu bằng việc gì?

Đáp án chuẩn:

  • Cha: dắt trâu ra đồng
  • Mẹ: bắc gầu tát bên sông
  • Cô giáo: dạy học sinh trên bục giảng
  • Bà: dệt khăn quàng cho cháu

Câu 2: Mỗi hình ảnh dưới đây muốn nói lên điều gì? Nói về 1 – 2 hình ảnh em thích.

A group of bees with yellow frames

Description automatically generated with medium confidence

Đáp án chuẩn:

Hình ảnh “Gặt mùa vàng ấm áp”: nói lên hình ảnh người nông dân đang gặt hái một vụ mùa bội thu, no ấm với những hạt thóc vàng.

Hình ảnh “Gieo bao ước mơ xanh”: nói lên hình ảnh cô giáo đang ngày ngày truyền con số, nét chữ cho học sinh với niềm tin và hị vọng về tương lai tươi đẹp.

Hình ảnh “Gieo hoa trái ngọt lành”: nói lên thành quả ngọt ngào, những thành công mà cô giáo đã thu được từ việc dạy học

Hình ảnh “Gom từng giọt nắng hồng” nói lên sự yêu thương, chắt chiu, tần tảo của người bà dành cho cháu, mong muốn cháu được ấm áp.

Hình ảnh mà em yêu thích đó là: “gặt mùa vàng ấm áp” và “gieo hoa trái ngọt lành”

Câu 3: Theo em, nhờ đâu đêm đêm mọi người có giấc ngủ say?

Đáp án chuẩn:

 “Bầu trời gieo mưa rồi nắng

Cho gió hong những đám mây

Cho cả trời sao lấp lánh”

Câu 4: Cách gieo ngày mới của bạn nhỏ có gì đặc biệt? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Vì bạn nhỏ gieo ngày mới bằng một chuỗi cười. Tiếng cười của bạn nhỏ sẽ mang lại, lan tỏa  niềm vui, xua tan đi bao mệt nhọc cho cha, mẹ, cô giáo và bà. 

1. Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

a. Tìm đọc một truyện viết về: 

Tìm đọc một truyện viết về:

Đáp án chuẩn:

Ví dụ về truyện: "Cậu bé thông minh" - Truyện cổ tích Việt Nam.

b. Ghi chép những ý tưởng hoặc chi tiết quan trọng vào Nhật kí đọc sách.

Tên truyện:

  • Tên nhân vật
  • Tình huống
  • Cách giải quyết
  • ?

Đáp án chuẩn:

Ghi vào "Nhật kí đọc sách":

  • Tên truyện: Cậu bé thông minh
  • Tên nhân vật: cậu bé thông minh và nhà vua
  • Tình huống: nhà vua nghĩ ra một cách để tìm người tài trong thiên hạ : “lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng”.
  • Cách giải quyết:
    • Lần một, lên kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm ở trước cung vua để khi được gặp vua, cậu kể một câu chuyện khiến vua cho là vô lí (chuyện bố đẻ em bé), từ đó làm ngài phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí (gà trống không thể đẻ trứng).
    • Lần sau, cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Cậu yêu cầu một việc không ai có thể làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua. Có thể gọi là một mũi tên bắn trúng hai đích, vừa thể hiện trí thông minh, tài đối đáp vừa không cãi lệnh và cũng không cần phải thi hành lệnh vua ban.

c. Cùng bạn chia sẻ:

  • Truyện đã đọc
  • Nhật kí đọc sách
  • Tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xứ của em nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.

Đáp án chuẩn:

Câu chuyện dân gian cậu bé thông minh, dù ra đời từ lâu nhưng đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị nhân văn và bài học đạo đức. Truyện ca ngợi những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội. Bằng những tình huống và cốt truyện hợp lí, gần gũi giản dị đậm chất dân gian, cậu truyện em bé thông minh để lại tiếng cười hài hước, dí dỏm cho độc giả.

Qua câu truyện, người đọc cũng nhận thức được giá trị của trí tuệ trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời hiểu rằng những người có trí thông minh sẽ luôn gặp nhiều may mắn, được mọi người yêu quý và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Danh từ chung, danh từ riêng

Câu 1: Xếp các từ in đậm trong các câu ca dao sau vào nhóm thích hợp:

a.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ca dao


b.

Bình Định có núi Vọng Phu

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Ca dao

c. 

Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn

Ca dao

Đáp án chuẩn:

  • Tên người: Lê Lợi, Lam Sơn
  • Tên sông, núi, đầm: Bạch Đằng, Vọng Phu, Thị Nại
  • Tên tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định

Câu 2: Xếp các từ sau vào các nhóm:

a. Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể.

b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật.

Xếp các từ sau vào các nhóm:

Đáp án chuẩn: 

a. Tên gọi của một sự vật cụ thể: Bình Định, Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Vọng Phu .

b. Tên gọi chung của một loại sự vật: người, đầm, núi, sông, tỉnh

Câu 3: Nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập 2.

Đáp án chuẩn:

Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: viết hoa

Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: viết thường

Câu 4: Tìm 2 - 3 danh từ riêng cho mỗi nhóm dưới đây:

Đáp án chuẩn:

  • Tên nhà văn hoặc nhà thơ: Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân.
  • Tên sông hoặc núi: sông Đà, sông Hồng, núi Tản
  • Tên tỉnh hoặc thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam.

Câu 5: Viết 3 - 4 câu giới thiệu về nơi em ở, trong câu có sử dụng danh từ riêng

Đáp án chuẩn: 

      Em đang sống ở thủ đô Hà Nội. Trung tâm thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn, có nhiều xe cộ. Thành phố có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long. Con người ở đây rất hiếu khách, nhiệt tình. Em rất yêu Hà Nội.

PHẦN VIẾT

Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện

Câu 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

1. Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

2. Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện "Tích Chu" hơn cả.

a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?

b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan?

Đáp án chuẩn:

a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan: Đoạn văn 2

Câu 2: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:

1. Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên, hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

2. Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội xuối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

a. Đoạn văn nào nêu kết thúc câu chuyện?

b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?

Đáp án chuẩn:

a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2

Câu 3: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

Đáp án chuẩn:

Bài tham khảo 1:

  • Mở bài: Câu chuyện cổ tích em thích nhất đó là "Người ăn xin" với nhân vật chính bạn nhỏ và người đàn ông ăn xin già khụ giữa mùa đông lạnh lẽo trên đường phố.
  • Kết bài: Qua câu chuyện "Người ăn xin", em nhận thấy rằng t hật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.

Bài tham khảo 2:

  • Mở bài: Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
  • Kết bài: Khi xem tivi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?

Đáp án chuẩn:

Bài tham khảo 1:

Hôm nay là thứ hai. Buổi sáng, em thức dậy lúc sáu giờ ba mươi phút. Sau đó, em tập đánh răng rửa mặt. Đến bảy giờ, em sẽ ăn bữa sáng do mẹ nấu. Xong xuôi, em sẽ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập và mặc đồng phục. Đến bảy giờ kém mười lăm, bố sẽ đưa em đến trường. Một ngày học mới lại bắt đầu.

Bài tham khảo 2:

Hôm nay là thứ sáu, ngày cuối tuần. Em dậy từ sớm để đánh răng rửa mặt và tập thể dục. Sau khi ăn sáng, em sửa soạn sách vở. Trước khi đi học, em mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, mẹ đưa em đến trường.

Bài tham khảo 3:

Sáng hôm nay, em dậy vào lúc sáu giờ ba mươi phút. Sau khi đánh răng rửa mặt xong, em tập thể dục mười lăm phút. Mẹ giúp em chuẩn bị sách vở. Còn em mặc quần áo đồng phục và ăn sáng. Em chào tạm biệt mọi người trong gia đình. Bảy giờ, bố đưa em đến trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác