Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài Ôn tập cuối năm học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài Ôn tập cuối năm học - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 132, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 5

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Trương Nam Hương
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Xuân Diệu
  • D. Tố Hữu 

Câu 2: Giải nghĩa từ "chạng vạng"

  • A. Rực rỡ, chói sáng
  • B. Hơi mờ tối, khi mặt trời vừa mới lặn
  • C. Vẽ những nét cơ bản, bước quan trọng nhất trước khi hoàn chỉnh bức tranh 
  • D. Những điều đang suy nghĩ sâu kín trong lòng 

Câu 3: Giải nghĩa từ "phác họa"

  • A. Rực rỡ, chói sáng
  • B. Hơi mờ tối, khi mặt trời vừa mới lặn
  • C. Vẽ những nét cơ bản, bước quan trọng nhất trước khi hoàn chỉnh bức tranh 
  • D. Những điều đang suy nghĩ sâu kín trong lòng 

Câu 4: Giải nghĩa từ "tâm tư"

  • A. Rực rỡ, chói sáng
  • B. Hơi mờ tối, khii mặt trời vừa mới lặn
  • C. Vẽ những nét cơ bản, bước quan trọng nhất trước khi hoàn chỉnh bức tranh 
  • D. Những điều đang suy nghĩ sâu kín trong lòng 

Câu 5: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu "Con chim giấu chiều trong cánh".

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ 

Câu 6: Tìm chủ ngữ của câu văn: "Qua truyện Dế Mèn phiêu liêu kí cho thấy Dế Mèn phục thiện." ?

  • A. Dế mèn
  • B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
  • C. Dế mèn phiêu lưu kí
  • D. Không có chủ ngữ

Câu 7: Câu “mỗi khi đi qua đoạn đường đó” mắc lỗi gì?

  • A. Thiếu vị ngữ
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu trạng ngữ
  • D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu 8: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  • A. Cây tre là
  • B. Cây tre
  • C. Cây tre là người bạn thân
  • D. Cây tre là người bạn

Câu 9: iền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 2 hoặc nhiều hơn 2
  • D.  một hoặc nhiều

Câu 10: Từ nào trái nghĩa với từ đẹp?

  • A. Xấu xí
  • B. Sần sì
  • C. xấu quắc
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 11: Trạng ngữ chỉ thời gian thường trả lời cho những câu hỏi nào?

1. Bao giờ?

2. Khi nào?

3. Ở đâu?

4. Mấy giờ?

5. Vì sao?

  • A. 1, 2, 3
  • B. 1, 2, 4
  • C. 1, 2, 5
  • D. 1, 3, 4

Câu 12: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:

Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi  thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

  • A. Mỗi lần Tết đến
  • B. Đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ
  • C. Thấm thía một nỗi biết ơn
  • D. Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân

Câu 13: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng hồ.

  • A. Từ ngày còn ít tuổi
  • B. Tôi đã thích những tranh
  • C. Lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 14: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 15: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  • D. Tất cả các ý trên. 

Câu 16: Cấu tạo của một bài văn gồm có mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm hoạt động của một chú chó?

  • A. Cứ mỗi sáng sớm, chú ta lại nhảy lên một cái gò cao rồi cất tiếng gáy đầy kiêu hãnh báo hiệu một ngày mới đến.
  • B. Mi Mi là một tay săn chuột thiên tài, đôi tay, bộ râu, chiếc mũi của chú sinh ra dường như là để phát hiện ra lũ chuột.
  • C. Đêm đến, Micky sẽ là người dũng sĩ quả cảm canh giấc ngủ cho cả nhà.
  • D. Gà mái ta có bộ lông vàng óng.

Câu 18: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

  • A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
  • B. Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.    
  • C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
  • D. Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Câu 19: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?

  • A. Tả hình dáng con vật.
  • B. Tả tính tình, hoạt động của con vật.
  • C. Nêu ích lợi của con vật
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 20: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

  • A. Mở bài, kết bài, thân bài.
  • B. Thân bài, kết bài, mở bài.
  • C. Mở bài, thân bài, kết bài.
  • D. Kết bài, thân bài, mở bài.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác