Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài Ôn tập cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài Ôn tập cuối học kì 1 - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5: 

HOA HỌC TRÒ

Phượng không không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Câu 1: Hoa phượng có màu gì?

  • A. Màu vàng.
  • B. Màu đỏ.
  • C. Màu tím.
  • D. Màu xanh.

Câu 2: Mùa xuân lá phượng như thế nào?

  • A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
  • B. Lá bắt đầu dụng.
  • C. Ngon lành như lá me non.
  • D. Xanh mơn mởn.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

  • A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.
  • B. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
  • C. Vì phượng có hoa màu đỏ.
  • D. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở trường học.

Câu 4: Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

  • A. Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
  • B. Nói về tuổi học trò.
  • C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.
  • D. Tả hoa phượng vào đầu hè.

Câu 5: Chủ ngữ trong câu “Hoa phượng là hoa học trò.” là?

  • A. Hoa phượng.
  • B. Là hoa học trò.
  • C. Hoa.
  • D. Phượng.

Câu 6: Nhân hóa là gì?

  • A. Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
  • B. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
  • C. Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
  • D. Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.

Câu 7: Có những cách nhân hóa nào?

  • A. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
  • B. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
  • C. Nói với sự vật như nói với người.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  • A. Mẹ em cho em ba cái bánh.
  • B. Con mèo đang nằm ngủ.
  • C. Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.
  • D. Cây cối đung đưa theo gió.

Câu 9:  Câu văn sau có mấy đại từ nhân hóa?

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang xuống mặt đất.

  • A. 1 từ.
  • B. 2 từ.
  • C. 3 từ.
  • D. 4 từ.

Câu 10: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

  • A. Kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
  • B. Kể về những điều dự tính sẽ xảy ra.
  • C. Kể một câu chuyện có thật của người viết.
  • D. Kể một câu chuyện người viết đã từng trải qua.

Câu 11: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
  • B. Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
  • C. Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.

Câu 12: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?

  • A. Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
  • B. Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?

  • A. Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
  • B. Bổ sung lời thoại của nhân vật.
  • C. Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 15: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 16: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
  • C. A, B đều không đúng.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 17: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  • C. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  • D. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

Câu 18: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

Câu 19: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?

  • A. Tên câu chuyện.
  • B. Cảm nhận chung.
  • C. Nhân vật của câu chuyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?

  • A. Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
  • B. Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác