Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 4 đọc Trống đồng Đông Sơn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 4 đọc Trống đồng Đông Sơn - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 93, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 6

Câu 1: Trong số các di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại còn tồn tại đến ngày nay nổi bật nhất là:

  • A. Tượng đồng Đông Sơn.
  • B. Trống đồng Đông Sơn.
  • C. Bình gồm Óc Eo.
  • D. Đèn gốm Sa Huỳnh. 

Câu 2: Niềm tự hào chính đáng của dân tộc ta trong nền văn hóa Đông sơn là gì? 

  • A. Bộ sưu tập cồng chiêng
  • B. Bộ sưu tập trống đồng
  • C. Nhã nhạc cung đình
  • D. Hang động huyền bí

Câu 3: Hình gì luôn được đặt giữa mặt trống đồng?

  • A. hình những vũ công nhảy múa
  • B. hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh
  • C. hình chim bay
  • D. hình hươu nai có gạc

Câu 4: Em hãy điền từ còn thiếu để hoàn thiện đoạn câu văn sau:

(1)phong phú             (2)Đông Sơn              (3) tự hào           (4)trống đồng

Niềm________chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa_____chính là bộ sưu tập_______hết sức______

  • A. 3,2,4,1
  • B. 3,4,1,2
  • C. 2,4,1,3
  • D. 4,2,3,1

Câu 5: Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?

  • A. Vì trên mặt trống đồng chỉ có hình ảnh hoạt động của con người
  • B. Vì hình ảnh hoạt động của con người luôn được vẽ ở chính giữa mặt trống đồng
  • C. Vì hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn
  • D. Vì hình ảnh hoạt động của con người được vẽ chèn lên hình ngôi sao nhiều cánh

Câu 6: Loài chim nào được coi là biểu tượng của dân tộc ta?

  • A. Chim bồ câu
  • B. Chim Lạc, chim Hồng
  • C. Chim sẻ
  • D. Chim gõ kiến

Câu 7: Về hình thức, giấy mời gồm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 8: Từ nào dưới đây không phải là động từ chỉ hành động?

  • A. Hận.
  • B. Ngồi.
  • C. Nằm.
  • D. Chạy.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây cần giấy mời?

  • A. Mời dự tiệc 
  • B. Mời họp phụ huynh 
  • C. Mời tham gia cuộc họp 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?

  • A. Ăn cơm.
  • B. Đi học.
  • C. Vui buồn.
  • D. Uống nước.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây cần giấy mời?

  • A. Xin tham gia một hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ.
  • B. Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp.
  • C. Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em.
  • D. Mời họp phụ huynh.

Câu 12: Cần viết nội dung gì nối tiếp quốc hiệu, tiêu ngữ?

  • A. Tên giấy mời
  • B. Lí do viết đơn.
  • C. Đối tượng nhận đơn.
  • D. Nơi nhận đơn.

Câu 13: Nếu muốn mời bạn dự sinh nhật, em cần viết đơn gửi ai?

  • A. Giáo viên chủ nhiệm.
  • B. Giáo viên bộ môn.
  • C. Bạn bè.
  • D. Cả A và B.

Câu 14: Nội dung giấy mời thông thường bao gồm những gì?

  • A. Tên đơn.
  • B. Lí do viết giấy mời.
  • C. Chữ kí và họ tên người viết.
  • D. Địa điểm viết đơn.

Câu 15: Có những điểm nào cần lưu ý khi viết giấy mời?

  • A. Hình thức của giấy mời.
  • B. Nội dung của giấy mời.
  • C. Người viết giấy mời.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Phần đầu giấy mời không có mục nào dưới đây?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên giấy mời.
  • B. Nguyện vọng viết giấy mời.
  • C. Thời gian.
  • D. Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 17: Với trường hợp mời bạn tham gia một hoạt động thể thao ở trường, em cần viết giấy mời gửi ai?

  • A. Gửi giáo viên phụ trách hoạt động.
  • B. Gửi ban giám hiệu.
  • C. Gửi bạn bè.
  • D. Gửi bố mẹ.

Câu 18: Nếu muốn xin tham gia một câu lạc bộ, em cần viết đơn gửi ai?

  • A. Chủ nhiệm bộ môn.
  • B. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
  • C. Ban giám hiệu.
  • D. Giáo viên chủ nhiệm.

Câu 19:Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?

Động từ là những từ chỉ …, trạng thái của …

  • A. Sự vật, hoạt động.
  • B. Hoạt động, con người.
  • C. Hoạt động, sự vật.
  • D. Hành động, cảm xúc.

Câu 20: Đâu là động từ trong mỗi cụm từ sau?

Trông em, quét nhà, đọc truyện

  • A. Em, nhà, truyện.
  • B. Trông, nhà, đọc.
  • C. Trông, quét, truyện.
  • D. Trông, quét, đọc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác