Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 8 đọc Những giai điệu gió

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 8 đọc Những giai điệu gió - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc văn bản trong trang 139, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 10

Câu 1: Bài đọc Những giai điệu gió của tác giả nào?

  • A. Văn Thành Lê.
  • B. Đan Thi.
  • C. Nguyễn Nhật Ánh.
  • D. Vân Vũ.

Câu 2: Năm lên bảy tuổi, bạn nhỏ được bố tặng cái gì?

  • A. Một chiếc chuông gió.
  • B. Búp bê.
  • C. Bộ sưu tập đồ cổ.
  • D. Truyện tranh.

Câu 3: Năm mười tuổi, bộ sưu tập chuông gió của bạn nhỏ như thế nào?

  • A. Chuông gió nhiều vô kể.
  • B. Bộ sưu tập chuông gió đến từ nhiều địa điểm khác nhau, nhiều người khác nhau.
  • C. Những chiếc chuông gió đa dạng, phong phú.
  • D. Chuông gió rực rỡ sắc màu.

Câu 4: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được làm từ chất liệu gì?

  • A. Những quả chuông sứ ngời lên lớp men bóng.
  • B. Những dải dây dài bằng kim loại.
  • C. Những dải dây được làm từ vỏ ốc, vỏ sò.
  • D. Nhưng quả chuông được làm từ tre, trúc.

Câu 5: Giai điệu nghĩa là gì?

  • A. Chuỗi âm thanh thường được lặp lại dưới nhiều dạng khác nhau.
  • B. Chuỗi âm thanh leng keng phát ra từ chuông gió.
  • C. Một bản nhạc không lời.
  • D. Một loại âm thanh đặc biệt.

Câu 6: Chiếc chuông gió bố tặng bạn nhỏ năm lên bảy tuổi được trang trí như thế nào?

  • A. Điểm những nét vẽ ngộ nghĩnh, dễ thương.
  • B. Hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi.
  • C. Các nét vẽ thanh thoát.
  • D. Các hình ảnh lá cây, bươm bướm được dán lên chuông gió.

Câu 7: Tiếng chuông gió như thế nào?

  • A. Lành lạnh, vang vọng cả một góc phố.
  • B. Leng keng, reo hò trong gió.
  • C. Lanh canh, trong trẻo như giọng cười.
  • D. Lạch cạch cả một góc nhà.

Câu 8: Chiếc chuông gió thứ hai bạn nhỏ được tặng có gì đẹp?

  • A. Chiếc chuông gió làm bằng thủy tinh trang trí hoa văn cổ điển.
  • B. Chiếc chuông gió làm bằng gỗ, trên đó là những hình ảnh cổ điển đã được điêu khắc.
  • C. Chiếc chuông gió làm bằng thủy tinh trang trí hình cỏ hoa có năm cánh lá xinh đẹp.
  • D. Chiếc chuông gió làm bằng sứ có in những hình ngộ nghĩnh.

Câu 9: Ngời là gì?

  • A. Sáng chói.
  • B. Sáng không tì vết.
  • C. Sáng bừng lên, đẹp nổi bật hẳn lên.
  • D. Chói lòa.

Câu 10: Bạn nhỏ mong ước điều gì khi ngắm những chiếc chuông rung trong gió?

  • A. Mỗi chiếc chuông nhỏ ấy sẽ ngân rung những âm thanh và giai điệu của gió, của ước mơ, của hi vọng và sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.
  • B. Những chiếc chuông nhỏ ấy kêu lên những âm thanh nhộn nhịp như hơi thở của gió.
  • C. Những chiếc chuông gió ấy tựa như mang những ước mơ của bạn nhỏ bay trong gió.
  • D. Mỗi chiếc chuông gió sẽ ngân rung những âm thanh của thiên nhiên bao la ngoài kia.

Câu 11: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
  • B. Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
  • C. Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.

Câu 12: Những đặc điểm khiến em yêu thích câu chuyện có thể là gì?

  • A. Lời kể sinh động.
  • B. Nội dung câu chuyện hấp dẫn.
  • C. Ý nghĩa của câu chuyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Câu mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Nêu nội dung câu chuyện mình thích.
  • B. Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
  • C. Giới thiệu câu chuyện em thích hoặc ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện?

  • A. Nói về những điểm hấp dẫn của câu chuyện.
  • B. Nêu ý kiến của bản thân về các tình tiết của câu chuyện.
  • C. Suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc chuyện.
  • D. Phân tích cảm xúc tác giả.

Câu 15:  Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
  • C. A, B đều không đúng.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 16: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  • C. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  • D. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

Câu 17: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 18: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?

  • A. Tên câu chuyện.
  • B. Cảm nhận chung.
  • C. Nhân vật của câu chuyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

Câu 20: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?

  • A. Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
  • B. Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác