Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Chân trời bài 6 đọc Kì quan đê biển
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 6 đọc Kì quan đê biển - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 - 8:
Kì quan đê biển
Không chỉ có cối xay gió và những cánh đồng hoa tu líp bạt ngàn, đê biển cũng được xem là hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan. Là vùng đất thấp, Hà Lan đã nhiều lần trải qua thảm hoạ triều cường. Vì thế, chính phủ đã xây dựng một con đê giữa biển có chiều dài 32 ki-lô-mét, rộng 90 mét, cao hơn 7 mét so với mực nước biển. Công trình khổng lồ này vừa ngăn được sự tấn công của nước biển, vừa giúp có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt. Nhờ nó, giao thông cũng thuận lợi hơn nhiều. Trải qua hơn nửa thế kỉ, Hà Lan đã hoàn thành hệ thống 65 đê chắn sóng khổng lồ cùng với nhiều cửa van và đập nước di động.
Cùng với kim tự tháp ở Ai Cập, đường hầm qua eo biển Măng-xơ, kênh đào Pa-na-ma..., hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh.
Vân Vũ
Câu 1: Những cánh đồng hoa tu líp được miêu tả như thế nào?
A. Rộng bạt ngàn
- B. Thơm ngát hương
- C. Xanh biếc
- D. Vàng ươm
Câu 2: Người Hà Lan coi đê biển là:
A. Hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước
- B. Hình ảnh về người anh hùng
- C. Biểu tượng cho văn hóa dân tộc
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 3: Hà Lan là vùng đất:
- A. Cao nguyên
- B. Đồi núi
C. Thấp
- D. Ngập nước
Câu 4: Do vị trí địa lí, Hà Lan thường xuyên xảy ra thiên tai gì?
- A. Động đất
B. Thảm họa triều cường
- C. Lốc xoáy
- D. Núi lửa phun trào
Câu 5: Con đê được nhắc đến trong văn bản có chiều dài bao nhiêu?
- A. 34
B. 32
- C. 36
- D. 31
Câu 6: Công trình đê có tác dụng gì?
- A. Ngăn được sự tấn công của nước biển
- B. Giúp có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt
- C. Giao thông cũng thuận lợi hơn nhiều
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 7: Trải qua hơn nửa thế kỉ, Hà Lan đã hoàn thành bao nhiêu hệ thống đê chắn sóng khổng lồ cùng với nhiều cửa van và đập nước di động.
- A. 67
B. 65
- C. 64
- D. 69
Câu 8: Hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là gì?
- A. công trình vĩ đại nhất Hà Lan
B. công trình vĩ đại nhất hành tinh
- C. công trình vĩ đại nhất Châu Âu
- D. công trình vĩ đại nhất thế giới
Câu 9: Một bức thư thường gồm mấy phần?
- A. 2 phần.
B. 3 phần.
- C. 4 phần.
- D. 5 phần.
Câu 10: Phần cuối thư thường gồm những gì?
- A. Lời chúc.
- B. Lời hứa.
- C. Tên và chữ kí của người viết thư.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Tình huống nào sau đây cần viết thư?
- A. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- B. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
C. Hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông bà.
- D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.
Câu 12: Có thể nhận xét được điều gì về thư?
- A. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người viết thư cũng như người nhận thư.
- B. Cuối thư có thể là lời chúc, sự mong chờ hồi âm, chữ kí.
C. Cả A và B.
- D. Viết thư không cần theo khuôn mẫu.
Câu 13: Nội dung phần đầu bức thư thường gồm những gì?
A. Địa điểm và thời gian viết thư.
- B. Lời xưng hô.
- C. Lí do viết thư.
- C. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Phần nội dung của bức thư thường gồm những gì?
- A. Lời thăm hỏi.
- B. Lời kể.
- C. Lời xưng hô
D. Cả A và B.
Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi từ 15 đến 19:
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Bà nội yêu quý của con!
Đã lâu con chưa được về thăm bà, con nhớ bà lắm. Đầu gối của bà có còn đau nữa không ạ? Bà có còn hay mất ngủ nữa không? Bà ơi, trên ti vi bác sĩ bảo người già đi bộ hằng ngày rất tốt cho sức khỏe đấy. Bà cố gắng đi bộ cho khỏe bà ạ.
Từ đầu năm học đến giờ con được nhiều điểm 10 rồi bà ạ. Tháng vừa rồi con còn được bầu làm nhóm trưởng nữa cơ. Bà có vui không ạ? Trong lớp, con luôn chú ý nghe cô giảng, về nhà con học xong bài và làm hết bài tập rồi mới đi chơi. Nghe lời bà, con đã ăn được nhiều loại rau rồi.
Thôi, con dừng bút để đi ngủ đây. Con kính chúc bà và các cô, chú luôn vui vẻ, mạnh khoẻ. Con hứa với bà sẽ đạt được nhiều điểm 10 hơn để bà vui. Nghỉ hè con sẽ về thăm bà và sẽ hôn bà thật nhiều.
Cháu yêu của bà
Nguyễn Phúc Thành
Câu 15: Thư trên của ai gửi cho ai?
A. Thư của Thành gửi cho bà nội.
- B. Thư của bà nội gửi cho Thành.
- C. Thư Thành nhờ chú gửi cho bà nội.
- D. Thư ông bà nội gửi cho Thành.
Câu 16: Nội dung chính của bức thư là gì?
- A. Viết thư hỏi thăm nhà chú thím.
B. Viết thư thăm hỏi và kể về tình hình bản thân cho bà nội.
- C. Viết thư hỏi thăm cháu gái.
- D. Viết thư chúc tết chú thím.
Câu 17: Phần cuối của bức thư gồm nội dung nào dưới đây?
- A. Lời chúc.
- B. Chữ kí.
- C. Lí do viết thư.
D. Cả A và B.
Câu 18: Bức thư được viết ở đâu?
- A. Sài Gòn.
B. Hà Nội.
- C. Nam Định.
- D. Thái Bình.
Câu 19: Lời xưng hô trong bức thư trên là gì?
- A. Thân mến.
B. Yêu quý.
- C. Thân yêu.
- D. Kính yêu.
Câu 20: Khi viết thư nên sử dụng từ ngữ như thế nào?
- A. Đơn giản, dễ hiểu.
- B. Dài dòng.
- C. Chi tiết cặn kẽ.
- D. Không sai chính tả.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận