Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo giữa học kì 2( Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phần kết bài bài miêu tả cây cối có nội dung gì?

  • A. Giới thiệu chung về cây
  • B. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
  • C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc... hoặc liên hệ với người, vật.
  • D. Giới thiệu về chủ của cái cây 

Câu 2: Trong bài Trong ánh bình minh, khi ánh nắng mới lên, cảnh vật có gì đáng chú ý?

  • A. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm vàng bởi ánh nắng.
  • B. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm hồng bởi ánh nắng.
  • C. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm đỏ bởi ánh nắng.
  • D. Làn sương vương trên những ngọn cây được nhuộm trắng bởi ánh nắng.

Câu 3: Một câu có hai thành phần chính:

  • A. chủ ngữ, trạng ngữ
  • B. chủ ngữ, vị ngữ
  • C. vị ngữ, trạng ngữ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 4: Giải nghĩa từ "rộn ràng".

  • A. Có cái vui dậy lên từ nhiều phía, nhiều hướng do có tác động cùng một lúc của nhiều loại âm thanh, màu sắc
  • B. Đông đúc, tấp nập
  • C. Có rất đông người ăn ở và đi lại
  • D. Háo hức mong chờ về điều gì đó 

Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

  • A. Đến trường là niềm mơ ước của rất nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở xã này.
  • B. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
  • C. Mùa xuân mong ước đã đến.
  • D. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.

Câu 6: Khi ngồi vào bàn ăn, vua nhận ra điều gì?

  • A. Ông đã cầu xin một điều ước khủng khiếp
  • B. Ông đã trở nên thật tỏa sáng
  • C. Ông đã trở thành một vị vua vĩ đại
  • D. Ông đã trở thành một người có quyền năng đặc biệt 

Câu 7: Trong bài Bè xuôi sông La, độ trong của nước sông La được so sánh với hình ảnh nào?

  • A. Biển
  • B. Đôi mắt
  • C. Mí mắt
  • D. Ánh mắt

Câu 8: Câu “Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy khả năng sáng tạo tài tình của tác giả” mắc lỗi gì?

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Thiếu trạng ngữ

Câu 9: Tìm chủ ngữ của câu văn: "Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, em thấy Dế Mèn biết phục thiện." ? 

  • A. Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
  • B. Em
  • C. Dế Mèn
  • D. Biết phục thiện

Câu 10: Cho câu: “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã được đổi thành tên cầu Long Biên”, câu này mắc lỗi gì?

  • A. Sai về nghĩa
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu cả chủ và vị

Câu 11:  “Bánh chưng, Bánh giầy” có nghệ thuật gì đặc sắc:

  • A. Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian; Sử dụng chi tiết tưởng tượng.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại tài tình.
  • C. Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh, sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • D. Xây dựng hình tượng nhân vật oai hùng.

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau:

Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Chỉ ………, tính chất hoặc trạng thái của ……. được nói đến ở chủ ngữ.

  • A. đặc điểm …. sự vật
  • B. đặc điểm…con vật
  • C. đặc điểm ….con người
  • D. sự vật ….đặc điểm

Câu 13: Tháp Chăm do người dân tộc nào xây dựng?

  • A. Người Kinh
  • B. Người Thái
  • C. Người Chăm
  • D. Người Dao 

Câu 14: Xác định bố cục của bài văn Bãi ngô

Bãi ngô Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang  về.

Nguyên Hồng

Tên phần

Nội dung 

1. Đoạn 1

a. Từ “Trên ngọn,..” đến “…áo mỏng óng ánh”

2. Đoạn 2

b. Từ “Bãi ngô quê em…” đến “…trổ ra mạnh mẽ, nõn nà”

3. Đoạn 3

c. Từ “Trời nắng chang chang…” đến “…bẻ mang về”

  • A. 1 – a, 2 – b, 3 – c
  • B. 1 – b, 2 – a, 3 – c
  • C. 1 – c, 2 – a, 3 – b
  • D. 1 – a, 2 – c, 3 – b

Câu 15: Nhận định "Tháp Chăm là một trong những công trình kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu của nước ta" là đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 16: Vị ngữ thường có cấu tạo?

  • A. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
  • B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
  • C. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
  • D. Tình thái từ

Câu 17: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 2 hoặc nhiều hơn 2
  • D.  một hoặc nhiều

Câu 18: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

  • A. Nằm sát
  • B. Chợ Năm Căn
  • C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  • D. Chủ ngữ được lược bỏ

Câu 19: Chủ ngữ ở câu dưới có cấu tạo như thế nào?

Những đám mây đen báo hiệu một cơn bão sắp đến.

  • A. Danh từ
  • B. Động từ
  • C. Cụm đại từ
  • D. Cụm danh từ

Câu 20: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. Một phần là phần mở bài
  • B. Hai phần là mở bài và thân bài
  • C. Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
  • D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác