Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo giữa học kì 2( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tìm chủ ngữ của câu văn: "Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho thấy Dế Mèn phục thiện." ?

  • A. Dế mèn
  • B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
  • C. Dế mèn phiêu lưu kí
  • D. Không có chủ ngữ

Câu 2: Những chú voi trong bài Trong ánh bình minh làm gì khi bình minh?

  • A. Thong thả đi về phía bến nước
  • B. Theo đàn tiến về phía trước
  • C. Chìm vào giấc ngủ
  • D. Cùng những người dân bản đón khách 

Câu 3: Câu dưới chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

Mặt trời lên chiếu sáng khắp không gian.

  • A. Ai
  • B. Là gì?
  • C. Con gì?
  • D. Cái gì?

Câu 4: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

  • A. Cây tre là
  • B. Cây tre
  • C. Cây tre là người bạn thân
  • D. Cây tre là người bạn

Câu 5: Phần kết bài bài miêu tả một loại cây có nội dung gì?

  • A. Giới thiệu chung về cây
  • B. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
  • C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc... hoặc liên hệ với người, vật.
  • D. Giới thiệu về chủ của cái cây 

Câu 6: Vua Mi-đát đã ước điều gì? 

  • A. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành đồng 
  • B. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành vàng 
  • C. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành bạc 
  • D. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành sắt  

Câu 7: Giải nghĩa của từ "túc trực"

  • A. Lúc còn sống
  • B. Có mặt thường xuyên ở bên cạnh
  • C. Đóng góp to lớn, quy giá 
  • D. Tấp nập, nhộn nhịp

Câu 8: Câu “Năm 1945, được đổi tên thành cầu Long Biên” mắc lỗi gì?

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Thiếu thành phần biệt lập

Câu 9: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  • A. Những cánh hoa mai trên đồi.
  • B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  • C. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  • D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 10: Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu?

  • A. Thiếu vị ngữ
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Thiếu thành phần phụ của câu

Câu 11: Trong Bánh chưng, bánh giầy có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?

  • A. Giặc Ân phương Bắc.
  • B. Giặc Trần
  • C. Giặc Ngô.
  • D. Giặc Minh.

Câu 12: Hoàn thành câu sau:

Vị ngữ thường do ……… tạo thành

Điền vào chỗ trống phần còn thiếu

  • A. danh từ (cụm danh từ)
  • B. động từ (cụm động từ)
  • C. tính từ (cụm tính từ)
  • D. tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ)

Câu 13: Tháp Chăm do người dân tộc nào xây dựng?

  • A. Người Kinh
  • B. Người Thái
  • C. Người Chăm
  • D. Người Dao 

Câu 14: Nhận định "Tháp Chăm là một trong những công trình kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu của nước ta" là đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 15: Xác định nội dung của từng phần trong bài Cây mai tứ quý.   

Cây mai tứ quý

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum  xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Tên phần

Nội dung 

1.Mở bài

a. Cảm nghĩ của người viết về cây mai

2.Thân bài

b. Giới thiệu bao quát về cây mai

3.Kết bài

c. Tả chi tiết về hoa và trái cây mai

  • A. 1 - a, 2 - b, 3 - c
  • B. 1 - c, 2 - b, 3 - a
  • C.  1 - b, 2 - c, 3 - a
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai 

Câu 16: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. Một phần là phần mở bài
  • B. Hai phần là mở bài và thân bài
  • C. Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
  • D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút

Câu 17: Thần bảo vua đến tăm ở đâu để rửa sạch lòng tham?

  • A. Sông Pác-tôn
  • B. Sông Nin
  • C. Sông Hằng
  • D. Sông Cả 

Câu 18: Câu dưới chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

Máy giặt là thiết bị gia dụng tiện lợi của mọi nhà.

  • A. Ai
  • B. Là gì?
  • C. Con gì?
  • D. Cái gì?

Câu 19: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

  • A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu
  • B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
  • C. Trăm công nghìn việc khác nhau
  • D. Không xác định được

Câu 20: Ý nào dưới đây là nội dung phần mở bài của bài nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống? 

  • A. Giới thiệu về nhân vật
  • B. Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật
  • C. Những việc làm thể hiện tinh thần lạc quan hoặc tình yêu cuộc sống
  • D. Cảm nhận của bản thân về người nhân vật

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác