Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài 5 - Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 5 - Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nhân hóa là gì?

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

Câu 3: Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Sự vật nào được nhân hóa trong câu sau?

Nàng cỏ bé nhỏ hiên ngang trong gió bão, xanh tươi quanh năm, lại còn trổ những bông hoa xinh xắn.

Câu 2: Sự vật nào được nhân hóa trong câu sau?

Chị gió đưa hương hoa ngào ngạt tới vùng đất hoang vu này.

Câu 3: Từ nào trong câu dưới đây là từ chỉ người nhưng dùng để gọi vật?

Những chú cừu đang thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên rộng lớn.

Câu 4: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.

Câu 5: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong khổ thơ sau?

Mà tấm lòng thơm thảo

Đỏ môi ngoại nhai trầu

Thương yêu đàn em lắm

Cho cưỡi ngựa tàu cau.

(Đặng Hấn)

Câu 2: Cách gọi, cách tả hoạt động của gió vườn trong đoạn dưới đây có tác dụng gì?

Gió vườn không mải chơi xa

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lắc lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua

(Lê Thị Mây)

Câu 3: Biện pháp nhân hóa nào được sử dụng trong câu thơ sau?

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ...

(Đỗ Quang Huỳnh)

Câu 2: Chỉ ra sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng?

Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dế cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.

(Theo Xuân Quỳnh)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng việt 4 chân trời bài 5, câu hỏi tự luận tiếng việt 4 CTST bài 5 - Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa, ôn tập tiếng việt 4 CTST bài Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác