Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Chân trời cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cuối học kì 2 đề số 2 sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7

Cây âm nhạc

Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

Câu 1: Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? 

  • A. Mây trắng
  • B. Nắng hè
  • C. Cây sấu
  • D. Cây cầu

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? 

  • A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm
  • B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh
  • C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.
  • D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

Câu 3: Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? 

  • A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm
  • B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.
  • C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá
  • D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? 

  • A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.
  • B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.
  • C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.
  • D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

Câu 5: Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện câu sau? 

Mỗi quả sấu .... .

  • A. là những nhạc sĩ tài ba.
  • B. là một khoá son khổng lồ.
  • C. là một chùm nặng trĩu quả
  • D. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

Câu 6: Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? 

  • A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.
  • B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.
  • C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.
  • D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

Câu 7: Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? 

  • A. Nguyên nhân
  • B. Phương tiện
  • C. Nơi chốn
  • D. Mục đích

Câu 8: Câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? 

Ôi, bạn Nam đến kìa!

  • A. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
  • B. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
  • C. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
  • D. Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

Câu 9: Câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? 

Ồ, bạn Nam thông minh quá!

  • A. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
  • B. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
  • C. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
  • D. Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

Câu 10: Điền từ phù hợp vào chỗ chấm:

….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

  • A. Nhờ
  • B. Vì
  • C. Lí do là
  • D. Không hiểu sao

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 16

Quê ngoại

Nắng chiều ở quê ngoại

Óng ả vàng ngọn chanh

Lích chích trên cành khế

Tiếng chim trong lá xanh.

 

Những ngày ở quê ngoại

Tắm mát trên dòng sông

Rất nhiều hoa cỏ lạ

Thoang thoảng hương trên đồng.

 

Em đi trên bờ lúa

Lấp lánh những giọt sương

Một ngày thật êm ả

Hiền như cỏ ven đường.

 

Rồi mai về thành phố

Bao nhiêu là khói xe

Miên man em cứ nhớ

Quê ngoại với nắng hè.

(Theo Phạm Thanh Chương)

Câu 11: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

  • A. Thể thơ tự do
  • B. Thể thơ bốn chữ
  • C. Thể thơ năm chữ
  • D. Thể thơ lục bát

Câu 12: Bạn nhỏ trong bài thơ về quê ngoại vào mùa nào? 

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hè
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 13: Bài thơ nhắc đến loài cây nào ở quê ngoại? 

  • A. Cây chanh
  • B. Cây táo
  • C. Cây khế
  • D. Cây lúa

Câu 14: Bài thơ không nhắc đến sự vật nào khác ở quê ngoại? 

  • A. Nắng chiều
  • B. Chim chóc
  • C. Đàn cá
  • D. Dòng sông

Câu 15: Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại qua những giác quan nào? 

  • A. Thị giác
  • B. Xúc giác
  • C. Vị giác
  • D. Khứu giác

Câu 16: Nội dung chính của bài thơ là gì? 

  • A. Vẻ đẹp của một bản làng người dân tộc trong những ngày hè nắng đẹp.
  • B. Vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi.
  • C. Tình yêu của bạn nhỏ đối với thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên
  • D. Kỉ niệm về một chuyến đi tham quan đáng nhớ với những người bạn của mình.

Câu 17: Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ sau? (1 điểm)

Cửa sổ là mắt nhà thơ

Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài

Cửa sổ là bạn của người

Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.

  • A. Cửa sổ là mắt nhà thơ
  • B. Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài
  • C. Cửa sổ có những bạn của người
  • D. Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa

Câu 18: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm trong các câu sau? 

Dọc theo những con đường mới đắp, người ta nô nức đua nhau đi xem hội.

  • A. Những con đường
  • B. Dọc theo những con đường mới đắp
  • C. Người ta nô nức đua nhau
  • D. Xem hội

Câu 19: Xác định bộ phận chủ ngữ trong các câu sau? 

Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

  • A. Đoàn người
  • B. Ngựa
  • C. Từng đoàn người và ngựa
  • D. Sương núi

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 20 đến 25

Học đàn - hãy học im lặng trước

Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào... Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.

Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :

- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ?

- Con không thấy ạ !

- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu.

Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :

- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.

Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.

(Uyên Khuê)

Câu 20: Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? 

  • A. Pháp
  • B. Đức
  • C. Anh
  • D. Mĩ

Câu 21: Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc như thế nào? 

  • A. Học 12 tiếng với đủ các loại đàn.
  • B. Suốt ngày đêm nghe nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc.
  • C. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.
  • D. Đàn đến mức ngất xỉu.

Câu 22: Bài học đầu tiên mà thầy giáo dạy Bét-tô-ven là gì? 

  • A. Tính khiêm tốn
  • B. Tính tự tin
  • C. Tính tự lập
  • D. Tính kiên nhẫn.

Câu 23: Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? 

  • A. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình.
  • B. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.
  • C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.
  • D. Vì thầy giáo muốn học đàn thật cẩn thận nốt nhạc quan trọng nhất trong bản nhạc.

Câu 24: Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào năm bao nhiêu tuổi? 

  • A. 7 tuổi
  • B. 8 tuổi
  • C. 9 tuổi
  • D. 10 tuổi

Câu 25: Nội dung của câu chuyện này là gì? 

  • A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.
  • B. Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì luyện đàn
  • C. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh.
  • D. Ca ngợi tình thầy trò thân thiết của Bét-tô-ven và thầy dạy đàn của mình.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác