Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Chân trời cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cuối học kì 1 đề số 3 sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6

Chiếc diều sáo

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

- Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

- Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

- Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

Câu 1: Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? 

  • A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
  • B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.
  • C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.
  • D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

Câu 2: Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? 

  • A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
  • B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.
  • C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.
  • D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

Câu 3: Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? 

  • A. Vì bà đã đẩy anh ra.
  • B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
  • C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
  • D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

Câu 4: Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? 

  • A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
  • B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
  • C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.
  • D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

Câu 5: Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? 

  • A. Dùng để hỏi.
  • B. Dùng để đề nghị.
  • C. Dùng để khẳng định.
  • D. Dùng để thể hiện mong muốn.

Câu 6: Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào?

  • A. Bà
  • B. Tối hôm ấy.
  • C. Khi Chiến mang diều đi.
  • D. Lại lần ra chõng nằm.

Câu 7: Động từ chỉ trạng thái trong câu sau là: “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.”

  • A. ngỡ ngàng
  • B. sụp xuống
  • C. nước mắt
  • D. bà

Câu 8: Các tính từ trong câu sau là: “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.”

  • A. nước mắt
  • B. sụp xuống
  • C. quỳ lạy
  • D. ròng ròng

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 9 đến câu 14

Viếng Lê-nin

Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.

Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:

- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.

Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.

Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người. 

Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:

- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?

Theo Giéc-ma-nét-tô

Câu 9: Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?

  • A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin
  • B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a
  • C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin
  • D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp

Câu 10: Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? 

  • A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn
  • B. Vì thấy anh chưa có áo ấm
  • C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng
  • D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin

Câu 11: Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? 

  • A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri
  • B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh
  • C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng
  • D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin

Câu 12: Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? 

  • A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui
  • B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.
  • C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài
  • D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương.

Câu 13: Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? 

  • A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm.
  • B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.
  • C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm.
  • D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm.

Câu 14: Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? 

  • A. Đó là một người yêu nước
  • B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin
  • C. Đó là một người rất giản dị
  • D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi

Câu 15: Tìm chủ ngữ trong câu sau:

Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.

  • A. Người thanh niên
  • B. Người thanh niên thở dài,
  • C. Uống nước chè
  • D. Phòng mình

Câu 16: Tìm vị ngữ trong câu sau:

Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.

  • A. người thanh niên
  • B. thở dài, ngồi uống nước chè
  • C. trở về phòng mình
  • D. thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình

Câu 17: Câu hỏi phù hợp cho tình huống sau là:

Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ

  • A. Mai Nga ăn gì thế?
  • B. Từ ngày mai, Nga có thể đi học đúng giờ được không?
  • C. Ngày mai Nga có đi học không?
  • D. Nga có thể mang cho tớ mượn truyện vào ngày mai không?

Câu 18: Câu hỏi phù hợp cho tình huống sau là:

Khen nhà của bạn sạch

  • A. Nhà của cậu có nhiều đồ cổ đẹp quá!
  • B. Nhà của cậu bát đũa sạch sẽ quá!
  • C. Hôm nay nhà cậu nấu món gì mà thơm quá?
  • D. Sao mà nhà bạn sạch sẽ và gọn gàng thế nhỉ?

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 19 đến câu 25

Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua … nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu … xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn … Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìm ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

Theo Võ Văn Trực

Câu 19: Trong bài văn trên “Ba Vì” là tên của:

  • A. Sông
  • B. Núi
  • C. Cao nguyên
  • D. Đồng bằng

Câu 20: Tiếng chim gù, chim gáy như thế nào?

  • A. Khi gần, khi xa
  • B. Khi to, khi nhỏ.
  • C. Khi vừa, khi to
  • D. Khi nhỏ, khi vừa

Câu 21: Câu “Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là câu kể: 

  • A. Ai làm gì?
  • B. Ai thế nào?
  • C. Ai là gì?
  • D. Câu khiến

Câu 22: Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì là? 

  • A. Bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước
  • B. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn.
  • C. Tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm
  • D. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội.

Câu 23: Trong đoạn văn từ “Từ Tam Đảo …. rực rỡ” Ba Vì được so sánh với hình ảnh nào? 

  • A. Như hòn ngọc bích, như vị thần bất tử
  • B. Như nhà ảo thuật, như hòn ngọc bích
  • C. Như nhà ảo thuật, như vị thần bất tử
  • D. Như những con thuyền mỏng manh

Câu 24: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là: 

  • A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây
  • B. Vẻ đẹp của Ba Vì
  • C. Biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm
  • D. Từng giờ trong ngày

Câu 25: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”? 

  • A. Thanh thản
  • B. Bình yên
  • C. Trong sạch và yên tĩnh
  • D. Yên tĩnh
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác