Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Chân trời cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cuối học kì 1 đề số 2 sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:

Tấm lòng thầm lặng

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?

- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

 ...Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước.  - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nó.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".

(Bích Thuỷ)

Câu 1: Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?

  • A. Bị tật ở chân
  • B. Bị ốm nặng
  • C. Bị khiếm thị
  • D. Bị khiếm thính

Câu 2: Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào?

  • A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng
  • B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
  • C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
  • D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán

Câu 3: Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? 

  • A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.
  • B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.
  • C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ
  • D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối

Câu 4: Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? 

  • A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.
  • B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
  • C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
  • D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

Câu 5: Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? 

  • A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.
  • B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.
  • C. Làm ơn không mong báo đáp.
  • D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.

Câu 6: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 

  • A. Hãy giúp đỡ những người vô gia cư.
  • B. Hãy giúp đỡ những trẻ em nghèo, bệnh tật
  • C. Hãy giúp đỡ người khác khi mình giàu có và có điều kiện.
  • D. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp.

Câu 7: Từ nào không phải là tính từ trong nhóm từ sau:

Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.

  • A. Xấu
  • B. Ngoan
  • C. Thẳng thắn
  • D. Khen

Câu 8: Từ nào không phải là tính từ trong nhóm từ sau:

Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc.

  • A. Vàng óng
  • B. Tính nết
  • C. Tím biếc
  • D. Xanh thẳm

Câu 9: Từ nào không phải là tính từ trong nhóm từ sau:

Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.

  • A. Nhẹ tênh
  • B. Dài ngoẵng
  • C. Giảng dạy
  • D. Méo mó

Câu 10: Đâu là tính từ trong câu sau:

Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.

  • A. Lá cờ
  • B. Tổ quốc
  • C. Nền trời
  • D. Màu đỏ

Câu 11: Đâu là tính từ trong câu sau:

Những ngày còn nhỏ, chúng tôi thường ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm.

  • A. Xanh thẳm
  • B. Chúng tôi
  • C. Ngẩng đầu
  • D. Bầu trời

Câu 12: Đâu là tính từ trong câu sau:

Những bông hoa màu tím biếc luôn gợi cho tôi nhung nhớ về hình ảnh quê nhà.

  • A. Bông hoa
  • B. Tím biếc
  • C. Hình ảnh
  • D. Quê nhà

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 13 đến 18

Hai chiếc huy chương

Tại Đại hội Ô-lim-pích dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.

Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm :

- Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng.

Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.

Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy.

Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.

Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích :

- Giôn ! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không ?

Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.

- Phía này, con yêu ơi ! - Mẹ cậu gọi.

Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.

Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, toả sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương : một huy chương về bản lĩnh và niềm tin ; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời - không bao giờ bỏ cuộc.

(Thanh Tâm)

Câu 13: Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? 

  • A. Chạy ma-ra-tông
  • B. Chạy vượt rào
  • C. Chạy 400 mét
  • D. Chạy 1000 mét

Câu 14: Giôn mắc chứng bệnh gì? 

  • A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ.
  • B. Mắt bị tật nên nhìn không rõ
  • C. Chân bị tật nên đi lại khó khăn
  • D. Mắc chứng cận thị nên mắt nhìn không rõ

Câu 15: Khi phát hiện ra mình mất kính trước giờ thi đấu, thái độ của Giôn như thế nào? 

  • A. Chán nản, tuyệt vọng, chỉ muốn từ bỏ mọi thứ.
  • B. Yêu cầu huấn luận viên ngay lập tức phải sắm cho mình một chiếc kính mới
  • C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng.
  • D. Ban đầu hoang mang nhưng nhờ có mẹ động viên nên đã lấy lại tinh thần

Câu 16: Cậu đã bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? 

  • A. một lần
  • B. hai lần
  • C. ba lần
  • D. bốn lần

Câu 17: Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? 

  • A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy để chạy cho đúng
  • B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên
  • C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích
  • D. Nghe theo tiếng còi của trọng tài ở vạch đích

Câu 18: Giôn xứng đáng được nhận hai huy chương cho những điều gì? 

  • A. Cho sự quyết tâm, nỗ lực và sự nhanh nhẹn, chính xác
  • B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc
  • C. Cho trí tuệ và tình yêu dành cho mẹ
  • D. Cho sự cố gắng, nỗ lực và sự hi sinh cao cả

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 24

Cậu học sinh giỏi nhất lớp

Gia đình ông Giô - dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học.

Ác – boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau.

Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, người hơi gầy và cao. Thầy hỏi:

- Cháu tên là gì?

Ông Giô-dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu-i trả lời.

- Thưa thầy con là Lu-i Pa-xtơ ạ!

- Đã muốn học chưa hay còn thích chơi?

- Thưa thầy con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng.

- Thế thì được.

Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha”bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu-i thường rủ Giuyn Vec-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.

Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thầy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp.

Theo Đức Hòa

Câu 19: Những chi tiết nào cho biết Lu-i Pa-xtơ khi đến trường hãy còn rất bé?

  • A. Thầy giáo lúc đầu chê Lu-i còn bé quá.
  • B. Thầy giáo hỏi: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?”
  • C. Cả hai ý A và B đều đúng
  • D. Cả hai ý A và B đều sai

Câu 20: Ngoài giờ học Lu-i thường tham gia những trò chơi nào? 

  • A. Bắn bi, bá bóng, trốn tìm
  • B. Đá bóng, bắn bi, câu cá
  • C. Câu cá, bắn bi, bóng rổ
  • D. Câu cá, bóng chày, bắt dế

Câu 21: Những từ ngữ nào cho biết Lu-i tham gia các trò chơi rất say mê? 

  • A. Ván bi quyết liệt.
  • B. “Pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê.
  • C. Cả hai ý A và B đều đúng
  • D. Cả hai ý A và B đều sai

Câu 22: Kết quả học tập của Lu- i ra sao? 

  • A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp.
  • B. Chưa cao vì Lu- i Pa- xtơ còn bé.
  • C. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh xuất sắc nhất trường Ác-boa
  • D. Không theo kịp các bạn trong lớp.

Câu 23: Tiếng “ông” gồm những bộ phận cấu tạo nào?

  • A. Chỉ có vần.
  • B. Chỉ có vần và thanh.
  • C. Chỉ có âm đầu và vần.
  • D. Có âm đầu, vần và thanh.

Câu 24: Từ nào có thể thay thế cho từ “thành thực”?

  • A. Trung thành
  • B. Chân thành
  • C. Trung thực
  • D. Trung hậu

Câu 25: Đọc câu sau và cho biết Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?

Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng:

- Thế thì được.

  • A. Tác dụng kết thúc lời nói nhân vật
  • B. Tác dụng đưa ra câu hỏi
  • C. Tác dụng mang tính đẹp câu văn
  • D. Tác dụng dẫn lời nói của nhân vật.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác