5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 5
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 5. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH
(CHIA SẺ, BÀI ĐỌC 1, TỰ ĐỌC SÁCH BÁO, BÀI VIẾT 1, TRAO ĐỔI)
PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
CHIA SẺ
Câu 1: Tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ dưới đây. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?
Câu 2: Em hiểu câu thơ trên muốn nói điều gì:
a. Với trẻ em?
b. Với mọi người?
BÀI ĐỌC 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Câu 1: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Câu 2: Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?
Câu 3: Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông nom, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?
Câu 4: Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?
Câu 5: Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hy sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) nói về quyền hoặc bổn phận của trẻ em
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Câu 3: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
CHIA SẺ
Câu 1: Hình ảnh so sánh: “Trẻ em như búp trên cành”.
Búp trên cành thường biểu lộ sự non nớt, trong sáng và đầy hứa hẹn, giống như trẻ em đang trong quá trình phát triển cần được chăm sóc và bảo vệ.
Câu 2:
a. Trẻ em cần phải học cách tự lập, tự chăm sóc bản thân và học hỏi kiến thức để trở thành người lớn tốt.
b. Tầm quan trọng của việc giáo dục và chăm sóc trẻ em.
BÀI ĐỌC 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Câu 1: Vì đây là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 2: Vì sau mấy tháng nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em học sinh được gặp lại thầy và bạn, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 3:
- Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
- Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp…….. công học tập của các em.
Câu 4:Bác tin tưởng rằng thế hệ trẻ sẽ là những người xây dựng tương lai cho đất nước. khuyến khích thế hệ trẻ phải siêng năng học tập, biết nghe lời, yêu thương bạn bè.
Câu 5:Học sinh cần siêng năng học tập, chăm chỉ học hỏi, không ngại khó khăn, không ngại thất bại,…
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1:
- Cô giáo tí hon của Nguyễn Thi, Chú sẻ và bông bằng lăng của Phạm Hổ.
- Bài báo “Trẻ em có những quyền gì?” của trang Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau.
Câu 2:
Tên bài đọc: Thư gửi các học sinh
Tác giả: Hồ Chí Minh
Cảm xúc: Lời của Bác Hồ như một nguồn động lực mạnh mẽ, khích lệ em cố gắng học tập và trở thành công dân tốt của đất nước. Em cảm thấy may mắn và tự hào khi được sống trong một nước độc lập, tự do và có một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 3: Sau khi tìm hiểu và đọc, em sẽ trình bày trước lớp về tác giả, nội dung và cảm nghĩ của em trước bài đọc mà em đã tìm hiểu ở nhà.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
I. NHẬN XÉT
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) Qua câu mở đoạn, em hiểu đoạn văn giới thiệu nhân vật nào, trong cuốn sách nào?
b) Những câu nào cho biết chi tiết về ngoại hình và hoạt động, tính cách của nhân vật đó?
c) Câu kết đoạn thể hiện điều gì?
II. LUYỆN TẬP
Trao đổi với bạn về dự định giới thiệu một nhân vật trong tác phẩm (câu chuyện hoặc bộ phim, vở kịch) mà em đã đọc (đã xem):
a) Em muốn giới thiệu nhân vật nào? Đó là nhân vật trong tác phẩm nào?
b) Nhân vật đó có những đặc điểm gì?
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó?
TRAO ĐỔI: QUYỀN CỦA TRẺ EM
a) Trao đổi với bạn cách hiểu của em về một trong các quyền nêu trên?
- Em hiểu quyền đó thế nào?
- Quyền đó có ý nghĩa gì đối với trẻ em?
b) Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
I. NHẬN XÉT
a) Nhân vật chính là một chú mèo có tên Giô-ba, trong cuốn sách “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”.
b)
“Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú……. một chú mèo con bé tẹo.”
“Giô-ba là con mèo biết giữ lời …….đưa cô bé về với thế giới hải âu.”
“Giô-ba cũng là con mèo thông minh …...không đòi hỏi người khác phải giống mình.”
c) Thể hiện tình cảm yêu mến và ngưỡng mộ của tác giả dành cho nhân vật Giô-ba.
II. LUYỆN TẬP
a) Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn, nhân vật chính trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
b) Đặc điểm của Dế Mèn:
- Đáng yêu và thông minh.
- Tò mò, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh mình.
- Dũng cảm, luôn sẵn lòng giúp đỡ, biết quan tâm đến bạn bè .
c) Em rất ngưỡng mộ và yêu mến Dế Mèn. Những cuộc phiêu lưu của chú đã giúp em hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và cách ứng xử với mọi tình huống trong cuộc sống.
TRAO ĐỔI: QUYỀN CỦA TRẺ EM
- Quyền "được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu".
Trẻ em có quyền được học tập, được tiếp cận với kiến thức, kỹ năng để phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn trí tuệ.
- Quyền này rất quan trọng vì giáo dục không chỉ giúp trẻ em tiếp thu kiến thức, mà còn giúp trẻ em hình thành nhận thức về thế giới xung quanh, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và kỹ năng sống.
b) Tem có một nguyện vọng rất lớn, đó là muốn trở thành một nhà khoa học. Em cần sự giúp đỡ của cha mẹ trong việc tạo điều kiện cho em học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Điều đó có thể là việc mua sách, đồ chơi khoa học, hoặc thậm chí là dành thời gian để cùng em thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản tại nhà.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 5, soạn tiếng Việt 5 tập 1 CD trang 5
Bình luận