Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều ôn tập Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, người để lại ấn tượng mạnh nhất là Mi-lô – nữ nghệ sĩ - trống người Cu-ba. Ngay từ nhỏ, Mi-lô đã bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc của mình. Trống tim-pan-ni, công-ga, bông-gô,..., loại nào cô cũng chơi được. Mi-lô mơ ước trở thành một nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống. Cô quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu đưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh,... Với sự kiên trì, cô đã thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc. Trải qua bao khó khăn, Mi-lô vẫn tin: "Sẽ đến một ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt!”. Nhờ tài năng, sự nỗ lực và niềm tin của Mi-lô, thế giới đã có một nghệ sĩ trống nổi tiếng. Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.
(Vũ Mạnh Huy)
Câu 1: Đoạn văn trên có nội dung chính là gì?
A. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật Mi-lô.
- B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
- C. Nêu lí do người viết yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.
- D. Kể về 100 phụ nữ nổi tiếng trên thế giới.
Câu 2: Tìm phần mở đoạn của đoạn văn trên?
- A. Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu.
- B. Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.
- C. Trống tim-pan-ni, công-ga, bông-gô,..., loại nào cô cũng chơi được.
D. Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, người để lại ấn tượng mạnh nhất là Mi-lô – nữ nghệ sĩ - trống người Cu-ba.
Câu 3: Tìm phần kết đoạn của đoạn văn trên?
- A. Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu đưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh,...
B. Nhờ tài năng, sự nỗ lực và niềm tin của Mi-lô, thế giới đã có một nghệ sĩ trống nổi tiếng. Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.
- C. Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu.
- D. Với sự kiên trì, cô đã thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc.
Câu 4: Những đặc điểm nào của nhân vật Mi-lô được nhắc đến trong đoạn văn?
- A. Tính cách.
- B. Ngoại hình.
C. Tài năng chơi nhạc cụ.
- D. Hoàn cảnh sống.
Câu 5: Theo em, nhân vật Mi-lô có tính cách, phẩm chất nào đáng quý?
A. Sự cố gắng, nỗi lực hết mình, vượt qua khó khăn để theo đuổi đam mê.
- B. Sự ngoan ngoãn, lễ phép.
- C. Sự hiếu động, thông minh.
- D. Cố gắng vượt qua khó khăn, thiếu thốn.
Câu 6: Đâu không là từ đồng nghĩa với từ vác?
- A. Khuân.
- B. Tha.
C. Đi.
- D. Nhấc.
Câu 7: Đâu là từ đồng nghĩa với từ sáng sớm?
- A. Hoàng hôn.
- B. Đêm khuya.
C. Ban mai.
- D. Chiều tà.
Câu 8: Đâu là từ đồng nghĩa với từ siêng năng?
A. Chăm chỉ.
- B. Vất vả.
- C. Lười biếng.
- D. Dũng cảm.
Câu 9: Trong bài đọc “Tôi học chữ”, hoàn ảnh gia đình A Phin như thế nào?
- A. Nghèo khó, thiếu thốn.
B. Gia đình ở vùng núi cao và còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- C. Gia đình giàu có, đủ đầy.
- D. Gia đình có truyền thống cách mạng.
Câu 10: Trong bài đọc “Tôi học chữ”, khi nhớ bố, A Phin làm gì?
- A. Gọi điện cho bố.
- B. Lên thăm bố.
- C. Viết thư cho bố.
D. Đem sách xuống dưới gốc bưởi học.
Câu 11: Theo em, Thư gửi các học sinh thể hiện được điều gì từ con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- A. Thể hiện sự gần gũi, giản dị của Bác Hồ.
- B. Thể hiện hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ.
C. Thể hiện tình cảm và tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp trồng người.
- D. Thể hiện trí tuệ sáng suốt của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Câu 12: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
- C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
- D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
Câu 13: Trong bài đọc “Thư gửi các em học sinh”, ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
A. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- B. Đó là ngày nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
- C. Đó là ngày quân và dân ta chiến thắng thực dân Pháp.
- D. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam.
Câu 14: Trong bài đọc “Khi bé Hoa ra đời”, những sự vật nào “đến chơi”, làm cho bé vui và mở mang hiểu biết của bé?
- A. Búp bê.
- B. Ông trăng cao tít.
- C. Mây bay cùng gió.
D. Búp bê, ông trăng cao tít, mây bay cùng gió.
Câu 15: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học, em cần lưu ý điều gì?
A. Lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu.
- B. Chọn cuốn sách nổi tiếng, nhiều người biết đến.
- C. Chọn tác giả nổi tiếng.
- D. Lựa chọn nhân vật có tên hay, gây ấn tượng.
Câu 16: Trong bài đọc “Khi bé Hoa ra đời”, hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên?
A. Hình ảnh cánh cò.
- B. Hình ảnh cây bông.
- C. Hình ảnh len đan.
- D. Hình ảnh búp bê tết tóc.
Câu 17: Tiếng phổ thông được nhắc tới trong câu chuyện là ngôn ngữ nào?
A. Tiếng Việt.
- B. Tiếng Anh.
- C. Tiếng Trung.
- D. Tiếng Pháp.
Câu 18: Kết đoạn của đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học có nội dung gì?
- A. Giới thiệu chung về nhân vật.
- B. Giới thiệu đặc điểm tính cách nhân vật.
- C. Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật.
D. Bày tỏ tình cảm của em với nhân vật.
Câu 19: Câu kết đoạn dưới đây có nội dung là gì?
Mình yêu quý Giô-ba, con mèo đen to đùng, mập ú, và mong mốn tìm riêng cho mình một chú mèo như Giô-ba.
- A. Giới thiệu về nhân vật trong câu chuyện.
- B. Nêu đặc điểm tính cách của nhân vật.
- C. Miêu tả hoạt động của nhân vật.
D. Bày tỏ tình cảm yêu mến với nhân vật văn học.
Câu 20: Trong bài đọc “Khi bé Hoa ra đời”, lời ru của mẹ thể hiện điều gì?
A. Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho Hoa.
- B. Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của Hoa.
- C. Thể hiện sự phong phú trong lời hát ru.
- D. Thể hiện bài học sâu sắc mà mẹ muốn gửi gắm tới Hoa.
Bình luận