Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 17: Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 17: Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dùng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô), từ đồng nghĩa (hoặc từ ngữ có nghĩa tương tự) thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước.
  • B. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dùng từ trái nghĩa
  • C. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dùng dấu chấm than
  • D. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể dấu hai chấm

Câu 2: Cách liên kết các câu bằng việc thay thế từ ngữ ở câu trước được gọi là biện pháp gì?

  • A. Biện pháp lặp
  • B. Biện pháp so sánh
  • C. Biện pháp thế
  • D. Biện pháp điệp cấu trúc câu

Câu 3: Đại từ “nó” trong câu “Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ. Nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” thay thế cho cụm từ nào?

  •  A. Cái im lặng
  •  B. Lúc đó
  •  C. Thật dễ sợ
  •  D. Cái im lặng lúc đó

Câu 4: Em hãy tìm từ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau: 

"Chị gái Hoa đã bé nhỏ lại gầy yếu. Nhưng chị gái Hoa lại là người có nước da trắng”

  • A. Bạn ấy
  • B. Ông ấy
  • C. Chị ấy
  • D. Em ấy

Câu 5: Biện pháp nào sau đây được dùng để liên kết câu?

  • A. So sánh
  • B. Thế
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói giảm nói tránh

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Không thể dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước để liên kết với câu trước
  • B. Có thể liên kết câu bằng biện pháp thế
  • C. Có thể liên kết câu bằng biện pháp lặp từ
  • D. Có thể dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước để liên kết với câu trước.

Câu 7: Phép thế trong liên kết câu là gì? 

  • A. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có các câu trước
  • B. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
  • C. Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước
  • D. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 8 – 10.

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết ông ta xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Câu 8: Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào?

  • A. Ông quan lớn
  • B. Có ông quan lớn
  • C. Cái áo thật sang
  • D. Ông quan

Câu 9: Yếu tố được thay thế trong câu trên là gì?

  •  A. Cụm tính từ
  • B. Cụm danh từ
  • C. Cụm động từ
  • D. Cụm chủ vị

Câu 10: Từ nào thay thế cho từ “ông quan lớn”?

  • A. Ông ta
  • B. Hắn
  • C. Ông đó
  • D. Ngài

Câu 11: Các từ được sử dụng trong phép thế?

  • A. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
  • B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
  • C. Đây, đó, kia, thế, vậy…
  • D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Câu 12: Từ nào không được sử dụng trong phép thế?

  • A. Nó
  • B. Đó
  • C. Vì
  • D. Kia

Câu 13: Từ “kia” trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thế?

  • A. Hôm nay mẹ tôi về nhà bà ngoại. Còn chúng tôi thì đến hôm kia mới về.
  • B. Hãy nhìn vào chỗ kia, có một người con gái đang khép nép trú mưa dưới mái hiên.
  • C. Một cô gái bước ra với dáng người cao, da trắng, ánh mắt sắc sảo. Mọi người reo lên: “Thế kia mà không đăng quang hoa hậu nữa thì phí”. 
  • D. Cô gái kia trông thật quen mắt. 

Câu 14: Tác giả đã thế từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau?

“Ông Tuấn có một vết sẹo dài ở má phải. Vì nó mà lũ trẻ con trong xóm sợ ông lắm.”

  • A. Thế từ “nó” thay cho “ông Tuấn”
  • B. Thế từ “nó” thay cho “vết sẹo”
  • C. Thế từ “nó” thay cho “vì”
  • D. Thế từ “vết sẹo” thay cho từ “nó”

Câu 15: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép thế?

  • A. Và, rồi, nhưng, để…
  • B. Kia, ấy, thế…
  • C. Nó, đó, đấy…
  • D. Họ, bọn nó, chúng nó…

Câu 16: Tác giả đã thế từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau?

“Loài hoa có có màu trắng tinh khôi, hình cầu. Đó là hoa bồ công anh.”

  • A. Đó
  • B. Là
  • C. Hoa bồ công anh
  • D. Hình cầu

Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?

“Quân Nguyên Mông đã cận kề bờ cõi nước ta. Thế … nay rất mạnh. Theo các khanh, ta nên hòa hay đánh”

  • A. Giặc
  • B. Ta
  • C. Nước ta
  • D. Quân ta

Câu 18: Từ “nó” trong câu sau thay thế cho từ nào?

“Con mèo mướp rất nghịch. Vì nó mà cái bình hoa nhà tôi bị vỡ mất rồi.”

  • A. Rất
  • B. Nghịch
  • C. Con mèo mướp
  • D. Con

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 19 – 20. 

“Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”

Câu 19: Từ in đậm trong câu có tác dụng thay thế cho từ nào?

  • A. Cái mạnh của con người Việt Nam
  • B. Sự thông minh
  • C. Nhạy bén với cái mới
  • D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới

Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Dùng đại từ “ấy” để thay thế cho cụm động từ ở câu trước.
  • B. Dùng đại từ “ấy” để thay thế cho cụm danh từ ở câu trước. 
  • C. Dùng từ đồng nghĩa “ấy” để thay thế cho cụm động từ ở câu trước.
  • D. Dùng từ trái nghĩa “ấy” để thay thế cho cụm động từ ở câu trước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác