Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 18: Liên kết câu bằng từ ngữ nối

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 18: Liên kết câu bằng từ ngữ nối có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau:

“Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải …. chặt chẽ với nhau.”

  • A. Liên kết
  • B. Gắn bó
  • C. Phối hợp
  • D. Đi cùng

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: 

" Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. …. người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm”

  • A. Vì
  • B. Đã vậy
  • C. Tuy vậy
  • D. Tuy

Câu 3: Nêu tác dụng của từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau?

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. 

  • A. Giúp liên kết các câu trong đoạn văn, tạo sự mạch lạc, liền mạch cho nội dung trong đoạn văn đó. 
  • B. Giúp câu văn rõ ràng, mạch lạc hơn
  • C. Để ngăn cách rõ ràng sự không liên quan giữa hai câu
  • D. Một đáp án khác

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 4 – 6:

Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (1) …, người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. Tiếp theo, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (2)…, hạt lúa được rang và giã thành cốm. (3)…, người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.

Câu 4: Em điền từ gì vào chỗ trống (1)?

  • A. Đầu tiên
  • B. Sau đó
  • C. Tiếp theo
  • D. Cuối cùng

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2)

  • A. Đầu tiên
  • B. Sau đó
  • C. Tiếp theo
  • D. Cuối cùng

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (3)

  • A. Đầu tiên
  • B. Sau đó
  • C. Tiếp theo
  • D. Cuối cùng

Câu 7: Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống?

"Dạo này, bé rất lười học. …biết việc học rất quan trọng nhưng hễ cứ học được một lúc là mắt bé lại ríu lại.”

  • A. Mặc dù
  • B. Vì
  • C. Không những
  • D. Vậy nên

Câu 8: Mẩu chuyện vui dưới đây có một lỗi sai khi sử dụng từ để nối, con hãy tìm và chữa lại cho đúng?

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

- Bố viết được

- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.

  • A. Thay từ “nhưng” bằng từ “vậy thì”
  • B. Thay từ “nhưng” bằng từ “đã vậy”
  • C. Thay từ “nhưng” bằng từ “tuy vậy”
  • D. Thay từ “nhưng” bằng từ “mặc dù vậy”

Câu 9: Tìm từ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn: 

"Lựa chọn trở thành một bác sĩ, một giáo viên, hoặc một họa sĩ là quyết định của con. Vì vậy, ngay từ bây giờ con phải suy nghĩ cho thật kĩ, bố mẹ có thể cho con ý kiến nếu con muốn. "

  • A. Từ “Lựa chọn”
  • B. Từ “ý kiến”
  • C. Từ “suy nghĩ”
  • D. Từ “Vì vậy” 

Câu 10: Đâu là từ để nối các câu trong đoạn văn sau: 

"(1) Anh có thể giúp em làm bài tập này. (2) Nhưng em phải nghĩ tới sau này chứ không thể bài tập nào anh cũng làm cho em được. (3) Vậy nên, em phải chú ý nghe anh giảng bài để sau này gặp bài toán tương tự em sẽ biết áp dụng."

  • A. Từ Anh ở câu (1)
  • B. Từ bài tập này ở câu (1)
  • C. Từ nhưng ở câu (2)
  • D. Từ áp dụng ở câu (3)

Câu 11: Tìm từ ngữ nối điền vào chỗ trống:

“Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. …, mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.”

  • A. Vì vậy
  • B. Ngoài ra
  • C. Vì thế
  • D. Vậy nên

Câu 12: Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

“Khô mực là món đặc sản mà ai đi du lịch ở vùng biển cũng mua về một ít. … khô mực ăn rất ngon lại chế biến được nhiều món.”

  • A. Ngoài ra 
  • B. Hơn nữa
  • C. Do
  • D. Vậy nên

Cho đoạn văn sau, trả lời câu hỏi 13-15.

“Các môn sinh đồng thanh dạ ran.(1) Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. (2) Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước.(3)”

Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Ba câu văn trên đều có từ nối giữa các câu với nhau
  • B. Chỉ có câu (2) nối với câu (1) bằng từ “nhưng”
  • C. Chỉ có câu (2) nối với câu (1) bằng từ “là”
  • D. Chỉ có câu (2) nối với câu (3) bằng từ “nhưng”

Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Câu (2) nối với câu (3) bằng từ “nhưng”
  • B. Câu (1) với câu (2) nối với nhau bằng từ “nhưng”
  • C. Giữa câu (1) với câu (3) không có từ nối
  • D. Giữa câu (2) với câu (3) không có từ nối

Câu 15: Câu (1) và (2) nối với nhau bằng từ gì?

  • A. Là
  • B. Nhưng
  • C. Không có từ nối
  • D. Các môn sinh

Câu 16: Tìm từ nối thích hợp để điền vào chỗ trống sau?

Trước sân, cây mai vàng đã bắt đầu nở những đóa hoa đầu tiên. … những khóm hồng nhung thì vẫn còn e ấp nụ.

  • A. Vậy mà
  • B. Thế mà
  • C. Còn
  • D. Vì

Câu 17: Tìm từ ngữ nối trong hai câu sau?

Sáng nay, trường em sẽ tổ chức tổng dọn vệ sinh lớp học trước khi nghỉ hè. Vì vậy, em không mang cặp sách đến trường.

  • A. Sáng nay
  • B. Kỉ nghỉ hè
  • C. Vì vậy
  • D. Em

Câu 18: Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu văn lại với nhau?

  • A. Mà
  • B. Nên
  • C. Do
  • D. Thì

Câu 19: Từ ngữ nào không được sử dụng để nối hai câu văn lại với nhau

  • A. Do
  • B. Còn
  • C. Vậy
  • D. Mà

Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau?

Để liên kết một câu với câu đúng trước nó, ta có thể nối hai câu bằng kết từ hoặc những từ ngữ khác có tác dụng …kết từ.

  • A. Tương tự
  • B. Trái ngược
  • C. Trái nghĩa
  • D. Đồng âm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác