Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 17: Trăng ơi... từ đâu đến?

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 17: Trăng ơi... từ đâu đến? có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?

  • A. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với quê hương đất nước. 
  • B. Tình cảm yêu mến, kính trọng đối với cha mẹ.
  • C. Tình cảm yêu mến, tự hào về các chú bộ đội.
  • D. Tình cảm bạn bè

Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ?

  • A. Trần Liên Nguyễn.
  • B. Trần Đăng Khoa.
  • C. Nguyễn Phan Hách
  • D. Tố Hữu

Câu 3:Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

  • A. Mắt cá, quả cam
  • B. Biển xanh, mắt cá.
  • C. Cánh rừng xa, quá chín.
  • D. Quả chín, mắt cá.

Câu 4: Câu cầu khiến nào dưới đây phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố mẹ đi chơi với các bạn?

  • A. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn nhé!
  • B. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn được không ạ?
  • C. Cả hai ý trên đều sai
  • D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5: Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ biển xanh?

  • A. Trăng hồng như quả chín.
  • B. Trăng tròn như mắt cá.
  • C. Trăng bay như quả bóng.
  • D. Trăng tròn như quả cam

Câu 6: Bài thơ trên gồm có mấy khổ?

  • A. 6 khổ.
  • B. 5 khổ.
  • C. 7 khổ.
  • D. 4 khổ

Câu 7: Bài thơ có mấy hình ảnh so sánh?

  • A. 1 hình ảnh
  • B. 2 hình ảnh.
  • C. 4 hình ảnh
  • D. 3 hình ảnh.

Câu 8: Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ sân chơi trẻ thơ?

  • A. Trăng ơi có nơi nào.
  • B. Trăng bay như quả bóng.
  • C. Và soi vùng góc sân.
  • D. Trăng tròn như mắt cá

Câu 9: Thám hiểm là gì?

  • A. Đi chơi xa về nghỉ ngơi, ngắm cảnh. 
  • B. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ khó khăn có thể nguy hiểm.
  • C. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.
  • D. Đi thực tế ở làng quê

Câu 10: Khổ thơ đầu, trăng được so sánh với sự vật gì?

  • A. Mắt cá
  • B. Quả chín
  • C. Quả cam
  • D. Quả hồng

Câu 11: Câu nào được lặp lại ở mỗi khổ thơ?

  • A. Trăng tròn như mắt cá
  • B. Trăng ơi … từ đâu đến
  • C. Trăng tròn như quả chín
  • D. Trăng tròn như quả bóng

Câu 12: Tại sao vầng trăng được so sánh với mắt cá?

  • A. Vì lơ lửng trước mái nhà
  • B. Vì chẳng bao giờ chớp mi
  • C. Vì ánh trăng sáng như mắt cá
  • D. Vì hình dáng trăng giống với mắt cá

Câu 13: Vầng trăng được so sánh với những sự vật nào?

  • A. Quả hồng, quả bóng, quả cầu
  • B. Quả hồng, mắt cá, quả bóng
  • C. Quả chín, mắt cá, quả bóng
  • D. Quả cầu, mắt cá, quả hồng

Câu 14: Theo tác giả, vầng trăng đến từ những nơi nào?

  • A. Cánh rừng
  • B. Biển xanh
  • C. Sân chơi
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu “Trăng hồng như quả chín”?

  • A. Nhân hóa
  • B. Điệp từ
  • C. So sánh
  • D. Điệp ngữ

Câu 16: Tác giả liên tưởng đến ai trong khổ thơ thứ năm?

  • A. Người bà
  • B. Người mẹ
  • C. Em bé
  • D. Chú bộ đội

Câu 17: Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Chú cuội
  • B. Cô tiên
  • C. Chú bộ đội
  • D. Lời ru của mẹ

Câu 18: Hình ảnh trăng xuất hiện bên cạnh chú bộ đội như thế nào?

  • A. Soi sáng niềm tin
  • B. Soi lỗi về quê
  • C. Soi đường hành quân
  • D. Soi chữ viết

Câu 19: Hình ảnh trăng trong bài thơ mang đến cho chúng ta điều gì?

  • A. Cho chúng ta biết về công dụng của ánh trăng
  • B. Mang đến cho chúng ta một hình ảnh lãng mạn và huyền bí về vẻ đẹp của ánh trăng.
  • C. Cho chúng ta biết về những hình dạng của mặt trăng
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Điều nào không đúng khi nói về bài thơ?

  • A. Bài thơ nói về chiến tranh và hòa bình
  • B. Thể hiện tình yêu đất nước của tác giả
  • C. Thể hiện vẻ đẹp của ánh trăng
  • D. Mang đến sự lãng mạn cho người đọc

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác