Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 14: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 14: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?

  • A. Làm nổi bật vấn đề, làm cho tác phẩm có vần hơn
  • B. Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ, làm cho tác phẩm có vần hơn
  • C. Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
  • D. Làm nổi bật vấn đề, tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ

Câu 2: Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ
  • B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ
  • C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ  
  • D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 3: Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?

Có ri ri tiếng dế mèn

Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

Có con cuốc ở bờ lau

Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

  • A. Nắng và mưa  
  • B. Đom đóm và dế mèn
  • C. Cuốc và kêu
  • D. Có và ngày

Câu 4: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần”.

  • A. Hồ Chí Minh muôn năm.
  • B. Bác.
  • C. Ba lần.
  • D. Hồ Chí Minh 

Câu 5: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

  • A. Ông Cụ.
  • B. Nhớ.
  • C. Sương.
  • D. Nhớ, Người.

Câu 6: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chíp chiu chiu! Xuân đến!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy

  • A. Chiu chiu.
  • B. Tức thì. 
  • C. Róc rách.
  • D. Chim muông.

Câu 7: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng”.

  • A. Cái bang. 
  • B. Cái bống.
  • C. Từ.
  • D. Bãi sông.

Câu 8: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

  • A. Xao xuyến. 
  • B. Hoa.
  • C. Ta.
  • D. Con chim.

Câu 9: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

  • A. Hoàn toàn. 
  • B. Dân ta, đồng bào.
  • C. Độc lập, tự do.
  • D. Ham muốn, hoàn toàn, ai.

Câu 10: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh màu sắc được miêu tả?

Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.

  • A. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, tràn ngập màu xanh bãi ngô, thảm cỏ.
  • B. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh: xanh rất non tơ của đồng lúa, xanh thật đậm đà của bãi ngô, xanh đến mượt mà của thảm cỏ.
  • C. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh bãi ngô, màu xanh thảm cỏ.
  • D. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, làng quê tôi tràn ngập màu xanh bãi ngô, làng quê tôi tràn ngập màu xanh thảm cỏ.

Câu 11: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”.

  • A. Nhìn.
  • B. Gió.
  • C. Sao trời. 
  • D. Chim.

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi 1 - 3:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nguyễn Đình Thi

Câu 12: Điệp ngữ “đây” trong “Trời xanh đây”, “Núi rừng đây” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?

  • A. Nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc.
  • B. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên.
  • C. Nhấn mạnh tình yêu đất nước.
  • D. Nhấn mạnh sự to lớn, hùng vĩ của thiên nhiên.

Câu 13: Điệp ngữ “của chúng ta” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện tình yêu nước. 
  • B. Bộc lộ niềm tự hào về sự giàu có, thịnh vượng của đất nước.
  • C. Khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nước, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh.
  • D. Nhấn mạnh số lượng nhiều, phong phú.

Câu 14: Điệp ngữ “những” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?

  • A. Ngợi ca sự giàu có, phát triển của đất nước.
  • B. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên.
  • C. Gợi tả sự hùng vĩ của cảnh vật.
  • D. Gợi vẻ đẹp giàu có của đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương và tự hào.

Câu 15: Viết lại câu văn sau có sử dụng điệp ngữ: “Con mèo mướp muốn đi và chạy nhanh như con chó.”?

  • A. Con mèo mướp muốn đi nhanh, con mèo mướp muốn chạy nhanh như con chó.
  • B. Con mèo mướp muốn: đi nhanh và chạy nhanh như con chó.
  • C. Con mèo mướp muốn đi nhanh, muốn chạy nhanh như con chó.
  • D. Con mèo mướp: muốn đi nhanh, con mèo mướp muốn chạy nhanh như con chó.

Cho đoạn thơ sau và trả lời câu 16-18:

Về thăm nhà Bác, làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Có con bướm trắng lượn vòng

Câu 16: Tìm điệp từ trong đoạn thơ?

  • A. Có
  • B. Về
  • C. Con
  • D. Lửa hồng

Câu 17: Điệp từ trong đoạn thơ nhắc lại mấy lần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 18: Tác dụng của điệp từ trong câu thơ là gì?

  • A. Nhấn mạnh sự giàu có của khu vườn nhà Bác
  • B. Nhấn mạnh trong vườn nhà Bác vừa có cây cối vừa có bướm, thể hiện một khung cảnh rất đẹp
  • C. Nhấn mạnh quê hương Bác Hồ là Làng Sen
  • D. Nhấn mạnh tình yêu đất nước của Bác Hồ. 

Câu 19: Viết lại câu văn sau có sử dụng điệp từ điệp ngữ?

Tôi muốn làm: hoa, chim, bướm. 

  • A. Tôi muốn làm một bông hoa đẹp, một con chim vui vẻ cất tiếng hót mỗi ngày, một con bướm bay thong dong trong vườn mỗi sốm mai
  • B. Tôi muốn làm một bông hoa, tôi muốn làm một con chim và tôi muốn làm một con bướm
  • C. Tôi: muốn làm một bông hoa, muốn làm một con chim và muốn làm một con bướm
  • D. Tôi: muốn làm một bông hoa, một con chim và một con bướm

Câu 20: Đâu không phải là tác dụng của điệp từ, điệp ngữ?

  • A. Làm cho các vế của câu văn, bài thơ có tính gắn kết với nhau
  • B. Nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc
  • C. Tạo nhịp điệu cho câu
  • D. Tăng cường hiệu quả diễn đạt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác