Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: “Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 4: “Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những cái tên mà Bạch Thái Bưởi chọn để đặt cho các con tàu của mình có gì đặc biệt?

  • A. Những cái tên đó là tên của các vị anh hùng dân tộc Việt Nam 
  • B. Những cái tên đó đều là tên người
  • C. Những cái tên đó đều chỉ có hai tiếng
  • D. Những cái tên đó đều là tên của danh nhân được nhiều người biết đến

Câu 2: Hoàn cảnh lúc còn nhỏ của Bạch Thái Bưởi như thế nào?

  • A. Gia đình nghèo khó nhưng bố mẹ hiền lành, yêu thương con cái 
  • B. Bố mất sớm, phải theo mẹ đi bán hàng rong
  • C. Bố mất sớm, gia đình khó khăn nên bị bán làm con nuôi cho nhà họ Bạch
  • D. Đi lạc khỏi gia đình, đươc nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học

Câu 3: Em có suy nghĩ như thế nào về đoạn văn sau:

Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể.

  • A. Đồng bào ta rất yêu nước và có tinh thần dân tộc 
  • B. Đồng bào ta rất giàu có và hào phóng
  • C. Ông Bạch Thái Bưởi rất thông minh, biết cách kiếm tiền
  • D. Đồng bào ta rất yêu quý ông Bạch Thái Bưởi

Câu 4: Vì sao nhà họ Bạch lại nhận Bạch Thái Bưởi làm con nuôi và cho ăn học?

  • A. Vì thấy ông khôi ngô
  • B. Vì thấy ông thông minh
  • C. Vì thấy ông dũng cảm
  • D. Vì thấy ông nhanh nhẹn

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu vắn sau:

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Buổi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.

  • A. Biện pháp tu từ so sánh 
  • B. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • C. Biện pháp tu từ điệp từ 
  • D. Không sử dụng biện pháp tu từ

Câu 6: Bạch Thái Bưởi đã từng làm công việc gì?

  • A. Mở hiệu thuốc
  • B. Dạy học
  • C. Làm thư kí
  • D. Bác sĩ

Câu 7: Bạch Thái Bưởi không từng làm công việc gì?

  • A. Buôn ngô
  • B. Dạy học
  • C. Làm thư kí
  • D. Buôn gỗ

Câu 8: Vì sao Bạch Thái Bưởi lại chọn tên các anh hùng dân tộc để đặt cho các chiếc tàu của mình?

  • A. Vì ông muốn thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của mình
  • B. Vì ông muốn giới thiệu đến các nước bạn những vị anh hùng dân tộc của nước ta
  • C. Vì ông muốn phân biệt tàu của mình với tàu của người Hoa, người Pháp
  • D. Vì ông muốn dựa vào đó để thu hút người dân đi tàu của mình

Câu 9: Bạch Thái Buởi mở công ti vận tải đường thuỷ trong hoàn cảnh nào? 

  • A. Trên đất nước ta chưa có công ty vận tải đường thủy nào.
  • B. Những con tàu của người Hoa, người Pháp đã độc chiếm các đường sông miền Bắc
  • C. Ông nắm trong tay nhiều con thuyền lớn mang tên các anh hùng dân tộc Việt Nam 
  • D. Ông được gia đình họ Bạch tài trợ cho một số vốn lớn để kinh doanh

Câu 10: Nhân vật chính trong văn bản "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" là ai?

  • A. Bạch Thành Công 
  • B. Bạch Thanh Bưởi
  • C. Bách Thái Bưởi
  • D. Bạch Thái Bưởi

Câu 11: Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm công việc gì?

  • A. Dạy học
  • B. Buôn gỗ
  • C. Thư kí cho một hãng buôn
  • D. Buôn ngô

Câu 12: Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn năm bao nhiêu tuổi?

  • A. 21
  • B. 22
  • C. 27
  • D. 31

Câu 13: Công việc kinh doanh của Bạch Thái Bưởi như thế nào?

  • A. Luôn suôn sẻ
  • B. Có lúc trắng tay
  • C. Luôn thất bại
  • D. Luôn gặp trắc trở

Câu 14: Lúc trắng tay, Bạch Thành Bưởi có thái độ gì?

  • A. Buồn bã
  • B. Vẫn không nản chí
  • C. Nản lòng
  • D. Suy sụp

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về Bạch Thành Bưởi?

  • A. Ông đứng ra kinh doanh độc lập
  • B. Ông từng buôn gỗ
  • C. Ông cùng bạn mở công ty
  • D. Ông từng khai thác mỏ

Câu 16: Trong những ngày đầu thành lập công ty vận tải đường thủy, chiến lược kinh doan của ông là gì?

  • A. Ông tự đến các bến tàu để diễn thuyết
  • B. Ông tự mời chào khác hàng
  • C. Ông đàm phán với những công ty cùng ngành khác, nhường lại một phần khách hàng cho mình.
  • D. Cho người đến các bến tàu diễn thuyết

Câu 17: Ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" ở đâu?

  • A. Các bến tàu
  • B. Trên các con tàu
  • C. Trên bến sông
  • D. Ở các tụ điểm công cộng

Câu 18: Làm cách nào để ông biết được khách hàng có muốn đi tàu của ông hay không?

  • A. Ông treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu.
  • B. Ông treo một cái bảng để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng ghi vào bảng tiếp sức cho chủ tàu.
  • C. Ông đi hỏi từng người một
  • D. Ông treo một cái ống và mọi người ghi ý kiến của mình bỏ vào ống

Câu 19: Khách đi tàu của ông như thế nào?

  • A. Ngày một ít dần
  • B. Ngày một đông
  • C. Phàn nàn về chất lượng
  • D. Họ không thích đi tàu của ông

Câu 20: Thành tựu mà Bạch Thái Bưởi gặt hái được là gì?

  • A. Chỉ trong nửa năm, Bạch Thái Buổi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
  • B. Chỉ trong hai mười năm, Bạch Thái Buổi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
  • C. Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
  • D. Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Buổi đã trở thành vua tàu biển khu vực châu Á

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác