Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Cây phượng xóm Đông
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 7: Cây phượng xóm Đông có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng điều gì?
- A. Cụ Tạo không còn bán quán nước
- B. Cụ Tạo không có chỗ ở
C. Cây phượng bị chặt
- D. Đường làng được mở rộng ra
Câu 2: Lũ trẻ xóm Đông thường tụ tập ở đâu?
- A. Quán cụ Tạo
- B. Cây đa
C. Cây phượng
- D. Sân đình
Câu 3: Thời gian được nhắc tới trong bài là?
- A. Sáng thứ bảy
B. Tối thứ bảy.
- C. Trưa thứ bảy
- D. Chiều thứ bảy
Câu 4: Bọn trẻ xóm Đông thường tập trung dưới gốc phượng để làm gì?
- A. Chơi trò bịt mắt bắt dê
- B. Đá bóng
C. Nô đùa
- D. Nói chuyện
Câu 5: Người thông báo với lũ trẻ biết về thông tin chặt cây phượng là ai?
A. Hùng
- B. Cụ Tạo
- C. Chú Tâm
- D. Bố của Hùng
Câu 6: Vì sao cây phượng bị chặt?
- A. Để trồng cây khác
B. Để mở rộng đường
- C. Vì nó quá già
- D. Vì cụ Tạo đề nghị
Câu 7: Có bao nhiêu từ láy trong câu : “Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê, rợp mất cả một vùng”?
- A. Một
B. Hai
- C. Ba
- D. Bốn
Câu 8: Những trò chơi nào được nhắc đến trong bài?
- A. Chọi gà
- B. Nhảy dây
- C. Ô ăn quan
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Ai là người chơi chuyền?
A. Lũ con gái
- B. Bọn con trai
- C. Hùng
- D. Tâm
Câu 10: Cây phượng đã mang lại tuổi thơ cho bọn nhỏ như thế nào?
- A. Vật lộn
B. Êm đềm
- C. Đau khổ
- D. Không mấy suôn sẻ
Câu 11: Theo tác giả, “tuổi thơ của chúng tôi thật êm đềm” vì điều gì?
A. Có cây phượng chở che, ấp ủ
- B. Được chơi cùng nhau
- C. Trò chơi chọi gà
- D. Trò chơi đánh chuyền
Câu 12: Đối diện vưới cây phượng là gì?
A. Quán hàng của cụ Tạo
- B. Nhà của Hùng
- C. Nhà của chú Tâm
- D. Một cái chòi lá
Câu 13: Tại sao người ta không dời quán cụ Tạo mà lại chọn chặt cây phượng?
A. Cụ Tạo tuổi cao, không người thân thích, dời quán thì cụ ở đâu
- B. Cụ Tạo không đồng ý
- C. Dân làng không muốn có cây phượng nữa vì nó quá xấu xí
- D. Vì bọn trẻ hay tụ tập ở đây làm ồn ào xóm làng
Câu 14: Tối hôm ấy cụ Tạo ngạc nhiên vì điều gì?
- A. Vì trời giông bão
- B. Vì lũ trẻ không tụ tập ở gốc cây phượng nữa
- C. Vì lũ trẻ không nói chuyện với ông nữa
D. Vì trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.
Câu 15: Làm thế nào mà cụ Tạo biết được sự tình?
A. Cụ chậm rãi ra sau cây phượng và nghe hết cả
- B. Vì cụ hỏi Hùng
- C. Vì cụ hỏi chuyện bọn trẻ
- D. Vì bọn trẻ nói chuyện to quá và vô tình cụ nghe được
Câu 16: Khi biết được sự tình, cụ Tạo đã có động thái gì?
- A. Cụ lặng lẽ về nhà.
- B. Cụ trằn trọc suy nghĩ.
- C. Cụ rất tức giận
D. A và B đúng
Câu 17: Trong giấc mơ, cụ Tạo thấy điều gì?
- A. Ngôi nhà của cụ bị phá bỏ
B. Cây phượng bị chặt
- C. Bọn trẻ đến hàng quán của cụ
- D. Bọn trẻ vui chơi, nô đùa như trước đây
Câu 18: Vì sao cây phượng không bị chặt bỏ?
- A. Vì bị đám trẻ phản đối kịch liệt
B. Vì cụ Tạo viết đơn xin hiến nhà để mở rộng mặt đường.
- C. Vì con đường không mở rộng nữa nên không cần chặt
- D. Vì dân làng muốn để cây phượng lại che mát
Câu 19: Khi bị dỡ bỏ ngôi nhà, cụ Tạo đã sống ở đâu?
A. Cụ sống ở nhà dưỡng lão
- B. Cụ đến một vùng đất mới
- C. Cụ sống ở nhà tình thương
- D. Cụ sống ở nhà bác xóm trưởng
Câu 20: Sau khi hiến nhà làm đường, cảm xúc của cụ Tạo như thế nào?
A. Thanh thản
- B. Tiếc nuỗi
- C. Xúc động
- D. Hào hứng
Bình luận