Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Luyện tập về đại từ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 7: Luyện tập về đại từ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có mấy loại đại từ?
- A. 1
- B. 2
- C. 4
D. 3
Câu 2: Có loại đại từ nào?
- A. Đại từ mở rộng
- B. Đại từ nghĩa hẹp
- C. Đại từ so sánh
D. Đại từ thay thế
Câu 3: Có những loại đại từ nào?
- A. Đại từ xưng hô
- B. Đại từ thay thế
- C. Đại từ để hỏi
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4: Từ “thế” trong trường hợp nào sau đây là đại từ?
A. Bạn bị làm sao thế.
- B. Ấy thế mà bà mẹ vẫn bỏ đứa trẻ lại để đi làm
- C. Thế gian này có rất nhiều điều tuyệt vời
- D. Gia đình tôi có ba thế hệ sinh sống
Câu 5: Dùng đại từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau “Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (...) rất tự hào về sản phẩm của mình”?
- A. Nó
B. Cô ấy
- C. Tôi
- D. Chúng tôi
Câu 6: Hãy dùng đại từ thay thế cho “cái bàn gỗ” trong trường hợp sau?
Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng cái bàn gỗ vẫn còn dùng được
- A. Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng tôi vẫn còn dùng được
- B. Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng chúng tôi vẫn còn dùng được
C. Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng nó vẫn còn dùng được
- D. Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng chúng ta vẫn còn dùng được.
Cho đoạn trích sau, trả lời câu hỏi 7-10:
Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?
Câu 7: Từ “giặc” thay thế cho từ nào?
- A. Những nước láng giềng
- B. Những kẻ xâm chiếm bờ cõi nước ta
C. Quân Nguyên Mông
- D. Những kẻ làm phản
Câu 8: Những từ nào dùng để thay thế cho “Quân Nguyên Mông” trong đoạn trích trên?
- A. Giặc
- B. Chúng
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 9: Trẫm ở đây là từ chỉ ai?
A. Nhà vua
- B. Quân Mông Nguyên
- C. Các bô lão
- D. Các tướng lĩnh
Câu 10: Từ “ta” trong câu “Ta nên hòa hay đánh” chỉ ai?
- A. Giạc Mông Nguyên
- B. Các tướng lĩnh
- C. Các bô lão
D. Quân dân nước Việt
Câu 11: Hãy chỉ ra đại từ trong câu sau “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”?
- A. Áo mới
- B. Con lợn
C. Tôi
- D. Cả
Câu 12: Nhận định nào sai khi nói về đại từ?
A. Đại từ chỉ thay thế được cho danh từ
- B. Có đại từ để hỏi
- C. Có đại từ xưng hô
- D. Có đại từ thay thế
Câu 13: Tìm đại từ trong câu sau “Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng học tập chăm chỉ nhé”?
- A. Học tập
- B. Cùng nhau
C. Chúng ta
- D. Chăm chỉ
Câu 14: Trong câu sau có mấy đại từ “Bây giờ tôi mới chợt nhận ra bầu trời hôm nay rất đẹp”?
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. Không có đại từ nào
Câu 15 : Trong câu sau có mấy đại từ “Tôi, nó và thằng Bình cùng đi đá bóng”?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. Không có đại từ nào
Câu 16: Dùng đại từ thay thế cho “chiếc ba lô” trong câu sau “Choieecs ba lô này là của tôi. Chiếc ba lô là món quà mà chị gái tặng nhân dịp sinh nhật tôi”?
- A. Họ
- B. Đằng ấy
- C. Chúng nó
D. Đó
Câu 17: Chỉ ra đại từ trong câu sau: “Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất”?
- A. Hôm qua
B. Ai
- C. Phòng
- D. Nhất
Câu 18: Đại từ “ai” trong câu sau có ý nghĩa gì: “Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất”?
A. Hỏi về người đã ra khỏi phòng muộn nhất vào ngày hôm qua
- B. Dùng để chỉ cả lớp
- C. Dùng để chỉ cô giáo
- D. Dùng để chỉ lớp trưởng
Câu 19: Dùng từ thay thế cho “con mèo mướp” trong câu sau “Con mèo mướp rất đáng yêu. Tuy nhiên con mèo mướp rất nghịch ngợm”?
- A. Đó
B. Nó
- C. Hắn
- D. Tôi
Câu 20: Từ “Ai” trong câu sau là đại từ gì “Ai là người quét nhà”?
A. Đại từ dùng để hỏi
- B. Đại từ nhân xưng
- C. Đại từ thay thế
- D. Từ thế không phải là đại từ
Bình luận