Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 12: Luyện tập về cách nối các vế câu ghép
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 12: Luyện tập về cách nối các vế câu ghép có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho câu “Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe”. Hãy cho biết các vế câu ghép này được nối với nhau bằng cách nào?
A. Cặp từ “mặc dù… nhưng…”
- B. Cặp từ “tôi…nó…”
- C. Câu trên không phải câu ghép
- D. Từ “nhưng”
Câu 2: Cho câu “Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội”. Hãy cho biết các vế câu ghép này được nối với nhau bằng cách nào?
- A. Từ “tuy”
- B. Cặp từ “mảnh vườn…bầy chim…”
C. Cặp từ “Tuy…nhưng…”
- D. Từ “nhưng”
Câu 3: Chỉ ra các vế của câu ghép sau: “Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng chờ đêm hội trăng rằm phá cỗ.”?
- A. Vế 1: Mùa thu, vế 2: những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng chờ đêm hội trăng rằm phá cỗ.
- B. Vế 1: Mùa thu, vế 2: những khu vườn đầy lá vàng xao động
- C. Vế 1: Mùa thu, vế 2: trái bưởi bỗng tròn căng chờ đêm hội trăng rằm phá cỗ.
D. Vế 1: những khu vườn đầy lá vàng xao động, vế 2: trái bưởi bỗng tròn căng chờ đêm hội trăng rằm phá cỗ.
Câu 4: Trong câu “Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng”, các vế của câu được nối với nhau bằng biện pháp nào?
A. Dấu phẩy
- B. Từ nối “nó”
- C. Cặp từ “cây da già … nó”
- D. Từ nối “nó”
Câu 5: Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong câu ghép sau đây: “Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài … chúng em thì chăm chú lắng nghe.”?
A. Còn
- B. Nhưng
- C. Tuy
- D. Hoặc
Câu 6: Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong câu ghép sau đây: “Trời mưa to như trút nước … các con sông đều đầy ăm ắp”?
- A. Nhưng
B. Nên
- C. Còn
- D. Tuy
Câu 7: Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong câu ghép sau đây: “ ... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh … em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.”
- A. Nếu….thì…
- B. Không những…mà còn….
- C. Nếu…mà…
D. Mặc dù…nhưng…
Cho câu sau: “Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc”
Câu 8: Câu ghép trên có mấy vế câu?
A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
Câu 9: Xác định các vế của cấu ghép trên?
- A. 2 vế câu là “Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc” và “muôn hoa đua nhau khoe sắc”
B. 3 vế câu là “Mùa xuân đến”; “cây cối đâm chồi nảy lộc” và “muôn hoa đua nhau khoe sắc”
- C. 2 vế câu là “Mùa xuân đến” và “cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc”
- D. 3 vế câu là “Mùa xuân đến, cây cối”; “đâm chồi nảy lộc” và “muôn hoa đua nhau khoe sắc”
Câu 10: Tìm trong các câu ghép sau, câu nào được nối với nhau bằng quan hệ từ?
- A. Chiếc đồng hồ kêu lên liên tục, em vội thức dậy để sửa soạn đến trường
- B. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
C. Chú chó nằm ngủ say sưa vì được cô chủ may cho một chiếc chăn ấm áp.
- D. Chim chóc hát ca, những nụ hoa đua nhau nở
Câu 11: Dấu hai chấm trong câu nào sau đây có chức năng nối hai vế của một câu ghép?
- A. Tôi thích các màu sắc là: vàng, tím, đỏ.
B. Mây đen đang ùn ủn kéo đến: mưa sắp xuống rồi.
- C. Hôm nay chúng ta học môn: toán, anh
- D. Hoa bưởi có những đặc tính là: màu trắng, mùi thơm
Câu 12: Hãy dùng dấu câu để nối hai vế trong câu ghép sau: “Nó reo lên vui mừng con đỗ đại học rồi. ”?
- A. Nó reo lên vui mừng, con đỗ đại học rồi.
B. Nó reo lên vui mừng: con đỗ đại học rồi.
- C. Nó reo lên vui mừng; con dỗ đại học rồi.
- D. Nó reo lên vui mừng! con dỗ đại học rồi.
Câu 13: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để nối hai vế của câu ghép sau: “Vì trời có nắng to … nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.”?
- A. Nhưng
- B. Và
C. Nên
- D. Còn
Câu 14: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để nối hai vế của câu ghép sau: “Trước hiên nhà, con mèo đang nằm cuộn mình ngon giấc…con chim sáo thì đã hót líu lo tự hồi nào.”
A. Dấu phẩy
- B. Dấu chấm phẩy
- C. Dấu hai chấm
- D. Từ nối hôm nay
Câu 15: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “… anh Dậu rất đau đớn … anh vẫn cố gượng dậy can chị Dậu”?
A. Mặc dù…nhưng….
- B. Tuy…nên…
- C. Nếu….thì….
- D. Nếu…nên…
Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Lan…học giỏi…hát rất hay”?
- A. Mặc dù…nhưng….
- B. Tuy…nhưng….
- C. Vì…nên…
D. Không những….mà còn…
Câu 17: Cặp từ nào có thể được dùng để nối hai vế của một câu ghép?
- A. Nếu…mà…
- B. Đẫy vậy…nhưng…
C. Bao nhiêu…bấy nhiêu…
- D. Tuy… nên….
Câu 18: Cặp từ nào không được dùng để nối các vế của một câu ghép?
- A. Mặc dù…nhưng…
- B. Tuy…nhưng….
- C. Do…nên…
D. Vì…mà…
Câu 19: Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng dấu câu nào?
- A. Dấu chấm hỏi
- B. Dấu chấm than
C. Dấu phẩy
- D. Dấu gạch đầu dòng
Câu 20: Cho biết cách nối hai vế trong câu ghép sau: “Cậu sẽ đến nhà Lan trước hay là cậu ghé chỗ tớ trước”?
- A. Dấu chấm
- B. Dấu chấm phẩy
- C. Từ nối “từ từ”
D. Từ nối “hay là”
Bình luận