Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Tiếng ru

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 7: Tiếng ru có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là tác giả bài thơ Tiếng ru?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Minh Huệ
  • C. Tố Hữu
  • D. Xuân Diệu

Câu 2: bài thơ Lời ru thuộc thể loại thơ nào?

  • A. Bốn chữ
  • B. Năm chữ
  • C. Sáu chữ
  • D. Lục bát

Câu 3: Bài thơ là lời của ai, nói với ai?

  • A. Là lời của mẹ nói với con
  • B. Lời của người lớn nói với trẻ em
  • C. Lời của chị nói với em
  • D. Lời của bà nói với cháu

Câu 4: Con vật nào không được nói đến trong bài?

  • A. Con ong
  • B. Con cá
  • C. Con bướm
  • D. Con chim ca

Câu 5: Trong câu: “Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Điệp từ, Điệp ngữ
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Điệp từ

Câu 6: Trong câu “Phải yêu đồng chi, yêu người anh em” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Điệp từ, Điệp ngữ
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Điệp từ

Câu 7: Trong khổ thơ thứ hai từ nào được nhắc lại nhiều lần?

  • A. Một
  • B. Hai
  • C. Ba
  • D. Bốn

Câu 8: Khổ thơ thứ hai có nội dung gì?

  • A. Con người cần phải có chính kiến
  • B. Con người cần phải có quyết tâm
  • C. Con người nên sống tự lập
  • D. Con người không nên sống riêng lẻ, sẽ không làm nên được việc lớn

Câu 9: Nội dung của khổ thơ thứ ba là gì?

  • A. Chúng ta không được phép chê nguồn cội của mình
  • B. Nhờ có quê hương mà ta mới khôn lớn
  • C. Nhờ có bố mẹ mà ta mới có ngày hôm nay
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Hình ảnh nào được so sánh với hình ảnh người mẹ trong khổ thơ bốn? 

  • A. Măng non
  • B. Tre già
  • C. Biển sâu
  • D. Núi cao

Câu 11: Hình ảnh mang non được so sánh với ai?

  • A. Đứa con
  • B. Người mẹ
  • C. Sông nhỏ
  • D. Núi thấp

Câu 12: Chữ “Thầy” trong câu “Mai sau con lớn hơn thầy” có ý nghĩa gì?

  • A. Cha
  • B.  Thầy giáo
  • C. Mẹ
  • D. Thầy tu

Câu 13: Hai dòng thơ “Một người – đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!" có ý nghĩa gì?

  • A. Con người sống một mình thì sẽ không phát triển, tỏa sáng được.
  • B. Con người sống không cần xã hội
  • C. Hãy quan tâm đến cách sống của mình
  • D. Con người phải tỏa sáng như đóm lửa

Câu 14: Hai câu thơ “Tre già yêu lấy măng non / Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày” thể hiện điều gì?

  • A. Tình thương yêu của con cái dành cho cha mẹ
  • B. Tình yêu của xã hội dành cho con
  • C. Tình yêu của đất nước dành cho con
  • D. Tình thương yêu của cha mẹ dành cho con cái

Câu 15: Ý nghĩa của câu thơ “Các con ôm cả hai tay đất tròn” là gì?

  • A. Là niềm hi vọng của cha mẹ dành cho con, mong con sẽ lớn lên và trở thành người có ích cho xã hội.
  • B. Cha mẹ hy vọng sau này lớn lên con sẽ không bao giờ quên công lao cha mẹ
  • C. Cha mẹ hy vọng sau này lớn lên con sẽ làm thầy giáo
  • D. Cha mẹ hy vọng sau này lớn lên con sẽ ôm lấy cha mẹ

Câu 16: Em thấy được điều gì qua câu thơ “Con ong làm mật, yêu hoa” ?

  • A. Nét đẹp của con ong
  • B. Vẻ đẹp của bông hoa
  • C. Cách con ong lấy mật
  • D.  Sự gắn bó giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên

Câu 17: Mối quan hệ giữa núi và đất được thể hiện trogn câu thơ nào?

  • A. Con ong làm mật, yêu hoa
  • B. Núi cao bởi có đất bồi
  • C. Muôn dòng sông đổ biển sâu
  • D. Biển chẽ sông nhỏ, biển đầu nước còn

Câu 18: Loài cây nào được nhắc đến trong bài?

  • A. Cây phượng vĩ
  • B. Cây lúa
  • C. Cây bàng
  • D. Cây sim

Câu 19: Câu “Một người – đâu phải nhân gian?” là câu gì?

  • A. Câu hỏi
  • B. Câu tu từ
  • C. Câu khiến
  • D. Câu kể

Câu 20: Hình ảnh thiên nhiên nào không được nhắc đến trong bài?

  • A. Mây
  • B. Lửa
  • C. Ngôi sao
  • D. Biển

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác