Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Tiếng ru
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Tiếng ru. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. CHUNG SỨC CHUNG LÒNG
BÀI ĐỌC 4: TIẾNG RU
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với câu thơ. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Bài thơ là những lời ru của mẹ ru giấc ngủ cho bé, trong những lời ru ấy có lồng ghép những sự vật, hiện tượng sinh động. Quan trọng hơn cả, lời ru ấy cũng là lời nhắn nhủ, gửi gắm vào người con phải biết yêu thương trân trọng quê hương đất nước.
- Hiểu được khái niệm thế nào là từ đại từ, cách sử dụng từ đại từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
- Biết phân biệt các loại đại từ, vận dụng để làm các bài tập.
- Nêu được ý kiến về một hiện tượng xã hội, đưa ra được lý do phù hợp, có sức thuyết phục.
- Lựa chọn được từ ngữ phù hợp để bày tỏ ý kiến.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
BÀI ĐỌC
“Tiếng ru” là lời khuyên chúng ta cần phải biết gắn bó, đoàn kết, yêu thương giữa người với người; không được nâng cao bản thân và hạ thấp người khác; đồng thời cũng cần phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta được như hôm nay.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
1. Xếp các đại từ xưng hô vào nhóm phù hợp.
- Từ chỉ người nói: trẫm
- Từ chỉ người nghe: khanh, trưởng lão
- Từ chỉ cả người nói, người nghe: ta
- Từ chỉ người, vật được nhắc tới: quân, giặc, chúng, bách tính
2. Các danh từ in đậm dùng để xưng hô.
3. Trao đổi về cách xưng hô.
a, Trong một số trường hợp, người nhỏ tuổi lại xưng anh/chị và gọi em với người lớn tuổi hơn.
b, Em sẽ nhắc bạn là xưng hô chưa đúng, nên sửa lại cho phù hợp.
GÓC SÁNG TẠO: ĐIỀU EM MUỐN NÓI
Ý kiến của em về một hiện tượng vấn đề:
- Nêu hiện tượng (hoặc vấn đề) em muốn trao đổi ý kiến.
- Trình bày ý kiến của em (hiện tượng đó đúng hay sai, nên có thái độ như thế nào,...).
- Em có những lí do gì để khẳng định ý kiến của mình?
- Ý kiến và lí do của em có gì giống hay khác với bạn?
- Em có nghĩ là mình đúng, còn bạn sai không? Vì sao?
TỰ ĐÁNH GIÁ
A. Đọc và làm bài tập.
1. Ý đúng: a, b, c
2. a), d)
3. c)
4. Trong khổ thơ thứ nhất 2 từ dùng để xưng hô là mình, chúng ta
5. Em thích nhất câu thơ “Thử thách lớn/Xin chớ sờn lòng” vì đây là câu thơ thể hiện tinh thần không ngại khổ, không ngại khó để vượt qua thử thách.
B. Tự nhận xét
1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 7: Tiếng ru, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Tiếng ru, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Tiếng ru
Bình luận