Giải Tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Luyện tập về dấu gạch ngang

Giải bài 2: Luyện tập về dấu gạch ngang sách Tiếng việt 5 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG 

Câu 1: Các dấu gạch ngang dưới đây được dùng để làm gì?

Tôi đến nhà Xtác-đi - ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.

Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.

Theo A-MI-XI (Hoàng Thiều Sơn dịch)

Câu 2: Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chủ thích, giải thích trong đoạn truyện sau:

Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.

- Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!

Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ:

- Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ...

Mẹ cười:

- Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!

Theo VŨ ANH

Câu 3: Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chủ thích, giải thích trong câu.

Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ lớp gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục...

Theo KIM NGÂN

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang có trong đoạn văn sau:

“Cùng với sự phát triển của du lịch, nhiều tuyến xe khách mới đã được mở ra để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Nổi bật trong số đó là tuyến Sân bay - Khách sạn Hữu Nghị, Sân bay - Cầu Nhật Lệ, Nhà xe - Sân bay, Nhà xe - Ga Đồng Hới...”

Câu 2: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn:

“Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu. Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Đông không đơn giản. Chị không dám đưa con qua rừng. Nghe chị nói có lý anh không trách được. Anh chỉ thấy con qua tâm ảnh nhỏ thôi. Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuống cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

- Thu! Con.”

Câu 3: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn:

“Học sinh chuẩn bị những dụng cụ sau:

- Chổi rễ.

- Xẻng.

- Xô.

- Hót rác.”

Câu 4: Viết lại câu văn sau và sử dụng dấu gạch ngang cho đúng:

“Nam học sinh giỏi nhất lớp tôi được tuyên dương trước toàn trường.”

Câu 5: Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Tiếng việt 5 cánh diều, Giải chi tiết Tiếng việt 5 cánh diều mới, Giải Tiếng việt 5 cánh diều bài 2: Luyện tập về dấu gạch ngang

Bình luận

Giải bài tập những môn khác