Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Luyện tập về dấu gạch ngang (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Luyện tập về dấu gạch ngang (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.
A. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội – Huế – Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.
- B. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế – Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.
- C. Nhạc sĩ Hoàn Vân – đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội Huế Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.
- D. Nhạc sĩ Hoàn Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội HuếSài Gòn – của nhà thơ Lê Nguyên
Câu 2: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:
Làm khung diều.
Đo và cắt áo diều.
Ráp các bộ phận của diều.
- A. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:
Làm khung diều.
– Đo và cắt áo diều.
Ráp các bộ phận của diều.
B. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:
– Làm khung diều.
– Đo và cắt áo diều.
– Ráp các bộ phận của diều.
- C. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện – 3 bước:
– Làm khung diều.
– Đo và cắt áo diều.
– Ráp các bộ phận của diều.
- D. Để làm một – con diều giấy, chúng ta phải thực hiện – 3 bước:
– Làm khung diều.
– Đo và cắt áo diều.
– Ráp các bộ phận của diều.
Câu 3: Đâu không phải công dụng của dấu gạch ngang?
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp.
- B. Đánh dấu các ý liệt kê.
- C. Nối các từ trong một liên danh.
D. Đánh dấu tên văn bản.
Câu 4: Câu văn nào dưới đây có chứa dấu gạch ngang?
- A. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi có niềm đam mê hội họa từ nhỏ.
- B. Nhờ những chuyến “du lịch” đó, Giuyn Véc-nơ đã viết nên nhiều truyện khoa học viễn tưởng.
- C. Lu-i là người đã sáng tạo ra chữ nổi dành cho người mù.
D. Phong Nha – Kẻ Bàng có rất nhiều hang động kì vĩ với các nhũ đá đẹp lộng lẫy.
Câu 5: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.
- A. Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt – anh em Kinh – Thượng.
- B. Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc – thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.
- C. Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi – Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.
D. Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh – Thượng.
Câu 6: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
- A. Thưa thầy, con thích đi học ạ!
– Thầy giáo gật gù:
Thế thì được!
– Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
- B. Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
– Thế thì được!
Thầy bằng lòng – nhận cậu vào trường.
C. – Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
– Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
- D. –Thưa thầy, con thích đi học ạ!
– Thầy giáo gật gù:
– Thế thì được!
– Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
Câu 7: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?
Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:
– Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu.
– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp.
Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây.
– Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý liệt kê.
- C. Nối các từ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 8: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- B. Đánh dấu các ý liệt kê.
C. Nối các từ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 9: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
– Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.
– Chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ.
– Giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý liệt kê.
- C. Nối các từ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 10: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Chú hề vội tiếp lời:
– Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.
– Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều vậy… – Giọng công chúa nhỏ dần. Nàng đã ngủ.
Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- B. Đánh dấu các ý liệt kê và nối các từ trong một liên danh.
- C. Nối các từ trong một liên danh và đánh dấu các ý liệt kê
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 11: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Tâm bảo An:
– Hoa phượng vĩ đã nở. Mùa hè đến thật rồi!
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- B. Đánh dấu các ý liệt kê.
- C. Nối các từ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 12: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Những vật dụng cần cho chuyến du lịch biển:
– Ba lô, giày thể thao.
– Quần áo bơi, kem chống nắng.
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý liệt kê.
- C. Nối các từ trong một liên danh.
- D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 13: Đọc mẩu chuyện dưới đây và cho biết đâu là công dụng của những dấu gạch ngang được sử dụng trong mẩu chuyện?
Cái bếp lò Sáng tháng Chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh. – Chào bác – Em bé nói với tôi. – Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em. – Thưa bác, cháu đi học. – Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à? – Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người. – Nhà cháu không có than ủ ư? – Thưa bác, than đắt lắm. – Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ? Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi: – Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò.. Theo A. Đô-Đê |
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- B. Đánh dấu các ý liệt kê và nối các từ trong một liên danh.
- C. Nối các từ trong một liên danh và đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 14: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao,… giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
- A. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao,… – giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
B. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa – thể thao,… giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
- C. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa thể thao,… giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
- D. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa – thể thao,… – giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
Câu 15: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
A. “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” – đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
- B. “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều – thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
- C. “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
- D. “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
Bình luận