Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Mồ Côi xử kiện

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 8: Mồ Côi xử kiện có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào?

  • A. Dân tộc Nùng 
  • B. Dân tộc Chăm
  • C. Dân tộc Kinh
  • D. Dân tộc Tày

Câu 2: Mồ Côi có tính cách gì?

  • A. Tham lam
  • B. Cương trực
  • C. Ngờ nghệch
  • D. Quan liêu

Câu 3: Vì sao Mồ Côi lại được giao cho việc xử kiện?

  • A. Vì Mồ Côi có người thân làm trong triều đình
  • B. Vì Mồ Côi tài giỏi.
  • C. Vì vùng đó không có người làm quan.
  • D. Vì Mồ Côi được nhân dân tin cậy.

Câu 4:Nhân vật nào trong câu chuyện có tính thật thà, hiền lành?

  • A. Bác nông dân
  • B. Mồ Côi
  • C. Chủ quán
  • D. Cả 3 người trên

Câu 5: Người chủ quán đã kiện bác nông dân vì chuyện gì?

  • A. Bác nông dân ăn cắp tiền của anh ta
  • B. Bác nông dân ăn thức ăn trong quán mà không trả tiền.
  • C. Bác nông dân hít mùi thơm của thức ăn trong quán mà không trả tiền.
  • D. Bác nông dân vào quán mà không mua gì.

Câu 6: Người chủ quán muốn bồi thường như thế nào?

  • A. Hai đồng
  • B. Hai mươi đồng
  • C. Trả tiền cho một bữa ăn
  • D. Một con vịt

Câu 7: Người chủ quán có tính cách gì?

  • A. Gian xảo
  • B. Hiền lành
  • C. Thật Thà
  • D. Cương trực

Câu 8: Bác nông dân dùng lí lẽ gì để đáp lại lời buộc tội của người chủ quán?

  • A. Bác không lấy tiền của hắn
  • B. Người nông dân nói rằng mình không có tiền để trả.
  • C. Bác hoảng hốt không nói được gì trước lời buộc tội của chủ quán
  • D. Bác nói chỉ ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm mà không mua gì cả.

Câu 9: Mồ Côi đã làm gì với hai đồng tiền của bác nông dân?

  • A. Đưa thẳng cho người chủ quán.
  • B. Xem như đó là tiền công xử kiện của mình.
  • C. Cho tiền vào bát, úp lại và đưa cho bác nông dân xóc 1 lượt.
  • D. Cho tiền vào bát, úp lại và đưa cho bác nông dân xóc 10 lượt.

Câu 10: Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mấy lần?

  • A. 1
  • B. 10
  • C. 20
  • D. 2

Câu 11: Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mười lần để làm gì?

  • A. Để cả hai bên được đền bù giống nhau, thay vào đó bác nông dân không bị mất tiền. 
  • B. Để Mồ Côi được nghe thấy tiếng xóc tiền.
  • C. Để nhân số tiền hai đồng thành hai mươi đồng.
  • D. Để chủ quán nghe tiếng xóc tiền.

Câu 12: Dòng nào giải thích đúng ý nghĩa của từ “ công đường”?

  • A. Là nơi nghỉ ngơi của quan
  • B. Là nơi ở của quan.
  • C. Là nơi gặp gỡ của dân chúng.
  • D. Là nơi làm việc của quan.

Câu 13: Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện này là gì?

  • A. Phê phán tên chủ quán tham lam, gian xảo. 
  • B. Ca ngợi sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
  • C. Ca ngợi bác nông dân hiền lành, thật thà.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 14: Từ ngữ nào không đúng với tính cách của tên chủ quán?

  • A. Mưu mô
  • B. Xảo quyệt
  • C. Thông minh
  • D. Gian xảo

Câu 15: Truyện gồm có mấy phần?

  • A. Một
  • B. Hai
  • C. Ba
  • D. Bốn

Câu 16: Trong truyện, ai là người thưa kiện?

  • A. Mồ Côi
  • B. Bác nông dân
  • C. Tên chủ quán
  • D. Một người khác

Câu 17: Trong vụ kiện, ai kiện ai?

  • A. Tên chủ quán đi kiện bác nông dân
  • B. Bác nông dân đi kiện tên chủ quán
  • C. Bác nông dân đi kiện Mồ Côi
  • D. Tên chủ quán đi kiện Mồ Côi

Câu 18: Khi nghe yêu cầu bồi thường hai mươi đồng, bác nông dân có thái độ gì?

  • A. Uất ức
  • B. Giãy nảy
  • C. Ôm mặt khóc
  • D. Cãi lại tên chủ quán

Câu 19: Mồ Côi nói gì khi bác nông dân chỉ có 2 đồng bạc?

  • A. Không được
  • B. Cũng được
  • C. Không thể được
  • D. Không đủ

Câu 20: Cái kết của câu chuyện là gì?

  • A. Bác nông dân được trả lại hai đồng bạc của mình
  • B. Bác nông dân bị mất hai đồng bạc
  • C. Tên chủ quán bị mất hai đồng bạc
  • D. Tên chủ quán được nhận hai mươi đồng bạc từ Mồ Côi

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác