Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Mồ Côi xử kiện
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 8: Mồ Côi xử kiện. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHIA SẺ: BẠN NÊN LÀM GÌ?
Bài tập 1 (trang 73). Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em chọn:
![]() | a) Anh nên nhường đồ chơi cho em. b) Hai anh em cùng chơi chung. c) Nhờ mẹ phân xử. d) Ý kiến khác (nếu có): |
![]() | a) Hai cầu thủ cùng phân tích tình huống và tự hoà giải. b) Trọng tài phân tích tình huống và quyết định cách xử lí. c) Trọng tài hỏi ý kiến khán giả trên sân, sau đó quyết định cách xử lí. d) Ý kiến khác (nếu có): |
![]() | a) Các bạn đến trước yêu cầu bạn chen ngang xếp hàng theo đúng thứ tự. b) Các bạn đứng ở cuối hàng đồng ý nhường chỗ cho bạn chen ngang. c) Các bạn đến trước nhờ bác bảo vệ nói chuyện với bạn chen ngang. d) Ý kiến khác (nếu có): |
Bài giải chi tiết:
- Tình huống a: c) Nhờ mẹ phân xử.
Mẹ có thể là trọng tài phân xử bằng cách giải thích tại sao 2 anh em không nên tranh đồ với nhau. Có thể yêu cầu 2 anh em làm lành - cùng nhau chới
- Tình huống b: b) Trọng tài phân tích tình huống và quyết định cách xử lí.
Đây là cuộc thi và có trọng tài nên việc để trọng tài đưa ra quyết định xử lý tình huống sao cho đúng nhất
- Tình huống c: a) Các bạn đến trước yêu cầu bạn chen ngang xếp hàng theo đúng thứ tự.
Trong một xã hội bình đẳng thì việc chấp hành quy tắc ngầm là điều cần thiết - việc đến sau thì xếp sau cũng là 1 trong quy tắc đó - nhằm đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người.
Bài tập 2 (trang 73). Trong những tình huống dưới đây, em chọn cách giải quyết nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em chọn và giải thích lí do tại sao em chọn ý đó.
Tình huống 1: Trong lớp, hai học sinh tranh cãi vì bạn này làm hỏng bút của bạn kia | a) Những người liên quan nên tự hòa giải với nhau b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai. * Lý do……………………………… |
Tình huống 2: Một người bán hàng bày hàng trên vỉa hè, không có chỗ cho người đi bộ. Người đi bộ và người bán hàng tranh cãi với nhau | a) Những người liên quan nên tự hòa giải với nhau b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai. * Lý do……………………………… |
Tình huống 3: Hai xe ô tô va chạm trên đường, hai người lái xe tranh cãi với nhau | a) Những người liên quan nên tự hòa giải với nhau b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai. * Lý do……………………………… |
Bài giải chi tiết:
- Tình huống 1: Trong lớp, hai học sinh tranh cãi vì bạn này làm hỏng bút của bạn kia
=> b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.
* Lý do: Vì đây là tình huống xảy ra trong lớp học, nếu hai học sinh không thể tự giải quyết, cần có người đứng ra phân xử để đảm bảo công bằng và giúp hai bạn hiểu đúng sai. Người đó có thể là giáo viên hoặc một người lớn khác có thẩm quyền, để tránh tình huống trở nên căng thẳng hơn và ảnh hưởng đến không khí học tập.
- Tình huống 2: Một người bán hàng bày hàng trên vỉa hè, không có chỗ cho người đi bộ. Người đi bộ và người bán hàng tranh cãi với nhau
=> b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.
* Lý do: Việc bày hàng trên vỉa hè vi phạm quy định về an toàn và trật tự giao thông. Một người có thẩm quyền, như nhân viên trật tự đô thị hoặc cảnh sát, cần can thiệp để giải quyết tranh chấp này. Điều này đảm bảo quyền lợi cho người đi bộ và duy trì trật tự công cộng, đồng thời hướng dẫn người bán hàng tuân thủ đúng quy định.
- Tình huống 3: Hai xe ô tô va chạm trên đường, hai người lái xe tranh cãi với nhau
=> b) Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.
* Lý do: Trong trường hợp tai nạn giao thông, việc tranh cãi có thể làm tình hình thêm phức tạp và gây cản trở giao thông. Cần có sự can thiệp của cảnh sát giao thông hoặc người có thẩm quyền để điều tra, xác định nguyên nhân và trách nhiệm của từng bên. Điều này giúp giải quyết tranh chấp một cách công bằng và đúng luật, đồng thời đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.
BÀI ĐỌC 1: MỒ CÔI XỬ KIỆN
Bài tập 1 (trang 74). Vì sao Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện? Đánh
dấu √ vào những ô phù hợp:
Lý do | Đúng | Sai |
a) Vì Mồ Côi là quan án. | ||
b) Vì Mồ Côi rất nhanh nhẹn. | ||
c) Vì Mồ Côi rất công tâm. | ||
d) Vì xử kiện là sở thích của Mồ Côi. |
Bài giải chi tiết:
Lý do | Đúng | Sai |
a) Vì Mồ Côi là quan án. | √ | |
b) Vì Mồ Côi rất nhanh nhẹn. | √ | |
c) Vì Mồ Côi rất công tâm. | √ | |
d) Vì xử kiện là sở thích của Mồ Côi. | √ |
Trong câu chuyện, Mồ Côi được giới thiệu là chàng trai nhanh nhẹn và công tâm chính vì thế nên mọi người đều tin tưởng giao phó cho Mồ Côi việc xử kiện
Bài tập 2 (trang 74). Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào? Khoanh tròn chữ cái
trước ý đúng.
a) Đòi bác nông dân phải trả tiền vì đã ngồi nhờ trong quán.
b) Đòi bác nông dân phải trả tiền vì đã ăn cơm nắm trong quán.
c) Đòi bác nông dân phải trả tiền vì đã mua thức ăn trong quán.
d) Đòi bác nông dân phải trả tiền vì đã hít mùi thức ăn trong quán.
Bài giải chi tiết:
d) Đòi bác nông dân phải trả tiền vì đã hít mùi thức ăn trong quán.
=> Trong câu chuyện có viết rằng có một chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường “Bác này vào quán của tôi hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tôi kiện bác ấy”
Bài tập 3 (trang 74). Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi? Đánh dấu √
vào những ô phù hợp.
Ý | Đúng | Sai |
a) Cách phân xử của chàng Mồ Côi rất công tâm và hợp lí. | ||
b) Cách phân xử của chàng Mồ Côi rất thông minh. | ||
c) Cách phân xử của chàng Mồ Côi khiến cho người chủ quán không thể kêu ca gì. | ||
d) Cách phân xử của chàng Mồ Côi khiến bác nông dân và người chủ quán đều vui vẻ. |
Bài giải chi tiết:
Ý | Đúng | Sai |
a) Cách phân xử của chàng Mồ Côi rất công tâm và hợp lí. | √
| |
b) Cách phân xử của chàng Mồ Côi rất thông minh. | √
| |
c) Cách phân xử của chàng Mồ Côi khiến cho người chủ quán không thể kêu ca gì. | √
| |
d) Cách phân xử của chàng Mồ Côi khiến bác nông dân và người chủ quán đều vui vẻ. | √
|
Cách xử trí của Mồ Côi rất khôn khéo và hợp lý khi anh biết dùng chính lý lẽ của ông chủ quán để phân xử “Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc” - Điều đó cho thấy Mồ Côi vô cùng công tâm - không vì thấy người giàu có hơn mà xử sai - không vì người nghèo mà khinh thường
Bài tập 4 (trang 74). Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán nhận được bài học gì?
Bài giải chi tiết:
Sau vụ kiện này, người chủ quán nhận được bài học rằng không thể đòi tiền người khác một cách vô lý và tham lam. Ông đã hiểu rằng công lý không chấp nhận những đòi hỏi phi lý và rằng sự công bằng sẽ luôn được bảo vệ.
+ Không thể đòi hỏi vô lý: Chủ quán đã đòi tiền một cách vô lý chỉ vì bác nông dân hít mùi thức ăn trong quán, mà không sử dụng hay tiêu thụ bất kỳ món ăn nào
+ Sự công bằng trong xử lý: Qua phiên xử, chủ quán đã nhận ra rằng mọi đòi hỏi phi lý sẽ bị phán xét và giải quyết một cách công bằng. Trong trường hợp này, Mồ Côi đã sử dụng cách giải quyết khôn khéo và minh bạch để làm rõ sự vô lý của yêu cầu của chủ quán.
+ Tôn trọng khách hàng: Chủ quán cần tôn trọng khách hàng và hiểu rằng việc giữ gìn lòng tin và mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng quan trọng hơn việc cố gắng thu lợi bất chính.
+ Giá trị của sự lương thiện: Bài học còn thể hiện rằng sự lương thiện và công tâm luôn được đánh giá cao và là nền tảng để xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng từ cộng đồng.
Bài tập 5 (trang 74). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp.
Ý | Đúng | Sai |
a) Gậy ông đập lưng ông. | ||
b) Vỏ quýt dày có móng tay nhọn. | ||
c) Đi một ngày đàng học một sàng khôn |
Bài giải chi tiết:
Ý | Đúng | Sai |
a) Gậy ông đập lưng ông. | √ | |
b) Vỏ quýt dày có móng tay nhọn. | √ | |
c) Đi một ngày đàng học một sàng khôn | √ |
Giải thích chi tiết
a) Gậy ông đập lưng ông.
- Ý: Chủ quán đã cố gắng đòi tiền một cách vô lý và cuối cùng nhận được bài học từ chính hành động của mình.
b) Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
- Ý: Mồ Côi đã thông minh và khôn khéo trong việc xử lý tình huống, khiến chủ quán không thể đạt được mục đích của mình.
c) Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Ý: Sau vụ kiện, chủ quán và bác nông dân đều nhận được bài học về sự công bằng và lương thiện. - Nhưng ý câu chuyện không hướng về việc “Đi một ngày đàng” để học điều mới mẻ
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 8: Mồ Côi xử kiện
Bình luận