Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: Cao Bằng
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 9: Cao Bằng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tác giả bài thơ Cao Bằng là ai?
- A. Hồ Chí Minh
- B. Tố Hữu
C. Trúc Thông
- D. Lý Thông
Câu 2: Bài thơ Cao Bằng thuộc thể thơ gì?
A. Thơ năm chữ
- B. Thơ sáu chữ
- C. Thơ lục bát
- D. Thơ tự do
Câu 3: Hình ảnh nào nói lên sự ngọt ngào, dịu dàng của người dân Cao Bằng?
- A. Cao thật cao
- B. Bằng bằng xuống
C. Mận ngọt
- D. Đào ngọt
Câu 4: Hình ảnh “ông lành như hạt gạo” và “bà hiền như suối trong” thể hiện điều gì ở người Cao Bằng?
- A. Năng động
B. Sự chất phác, hiền hậu và tốt bụng
- C. Nhiệt tình
- D. Hòa đồng
Câu 5: Hình ảnh thiên nhiên nào được nói đến trong bài thơ?
- A. Núi
- B. Suối
- C. Biển
D. A và B đúng
Câu 6: Tác giả mượn hình ảnh núi và suối để thể hiện điều gì của người dân Cao Bằng?
- A. Lòng dũng cảm
- B. Sự chịu khó
C. Lòng yêu nước sâu sắc
- D. Sự kiên trì
Câu 7: Sự tương đồng giữa núi cao và tình yêu của người dân Cao Bằng được thể hiện như thế nào?
- A. Tình yêu đất nước của người dân cao như ngọn núi ở Cao Bằng
B. Núi non Cao Bằng cao chót vót, không thể đo hết, giống như tình yêu đất nước của họ không thể đong đếm.
- C. Ở Cao Bằng có rất nhiều ngọn núi cũng giống như tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng
- D. Người dân Cao Bằng sống ở miền núi nên lấy tình yêu đất nước so với ngọn núi
Câu 8: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
- A. Tình yêu đôi lứa của người dân Cao Bằng
- B. Tình yêu xóm làng của người dân Cao Bằng
- C. Sự chịu thương chịu khó của người dân Cao Bằng
D. Tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc của người dân Cao Bằng
Câu 9: Y nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên được sử dụng trong bài thơ là gì?
- A. Tượng trưng cho tình yêu quê hương của người dân nơi đây
- B. Tượng trưng cho lòng kiên trì và niềm tự hào dân tộc của người dân nơi đây
- C. Miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng
D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng trong hai câu thơ “Rồi đến chị rất thương/ Rồi đến em rất thảo”?
- A. Điệp từ
- B. Điệp ngữ
- C. Điệp cấu trúc câu
D. A, B và C đúng
Câu 11: Phép đối trong câu thơ sau được thể hiện như thế nào “Rồi đến chị rất thương/ Rồi đến em rất thảo”?
- A. Chị và em
- B. Thương và thảo
- C. Rồi đến
D. A và B đúng
Câu 12: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Ông lành như hạt gạo/ Bà hiền như suối trong”?
- A. Nhân hóa
B. So sánh
- C. Liệt kê
- D. Không có biện phấp nghệ thuật nào được sử dụng
Câu 13: Có những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Ông lành như hạt gạo/ Bà hiền như suối trong”?
- A. Điệp ngữ
- B. So sánh
- C. Điệp từ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 14: Chỉ ra từ láy nào không được sử dụng trong bài thơ?
- A. Dịu dàng
B. Lung linh
- C. Bằng bằng
- D. Sâu sắc
Câu 15: Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
A. 5
- B. 4
- C. 6
- D. 3
Câu 16: Khổ thơ cuối bài có thông điệp gì?
- A. Vẻ đẹp ngút ngàn của Cao Bằng
B. Chúng ta hãy chung tay bảo về miền đất Cao Bằng
- C. Con người Cao Bằng rất đáng mến
- D. Con người Cao Bằng rất chịu khó
Câu 17: Từ ngữ nào không đúng khi nói về người dân Cao Bằng?
- A. Hiền lành
- B. Chất phác
C. Thô bạo
- D. Dịu dàng
Câu 18: Từ “Cao Bằng” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ?
- A. Một
- B. Hai
- C. Ba
D. Bốn
Câu 19: Những câu thơ trong bài thơ có gì đặc biệt?
- A. Đều là những câu thơ 5 chữ
- B. Các câu thơ không nhất thiết có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ
- C. Một khổ thơ gồm có 4 câu thơ
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Chọn câu trả lời đúng nhất về người dân Cao Bằng?
- A. Có tình yêu quê hương đất nước
- B. Luôn thương yêu , đùm bọc nhau
- C. Luôn có tinh thần bảo vệ biên cương, đất nước
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 cánh diều bài 9: Cao Bằng
Bình luận