Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 12: Bay trên mái nhà của mẹ
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 12: Bay trên mái nhà của mẹ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Bay trên mái nhà của mẹ?
- A. Anh Khoa
- B. Đoàn Hùng
- C. Minh Khuê
D. Anh Ngọc
Câu 2: Bài thơ gồm mấy khổ thơ ?
- A. Hai
- B. Ba
C. Bốn
- D. Năm
Câu 3: Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- A. Lục bát
- B. Sáu chữ
- C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 4: Bài thơ là lời của ai?
A. Một phi công
- B. Một giáo viên
- C. Một người chiến sĩ cách mạng
- D. Một người bộ đội
Câu 5: Hình ảnh nào cho thấy bài thơ là lời của một phi công?
- A. Đỏ Tây Nguyên hay xanh biếc Biên Hoà
B. Con đã bay qua nhiều miền đất lạ
- C. Những bãi bờ dâng răng đỏ phù sa.
- D. Giàn khoan đứng giữa mịt mù sóng biển
Câu 6: Hình ảnh nào được nhắc đến trong bài thơ?
- A. Bầu trời
- B. Cánh diều giấy
- C. Giàn mướp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ?
- A. Bầu trời
- B. Mái nhà của mẹ
- C. Giàn mướp
D. Con suối
Câu 8: Người phi công đang làm nhiệm vụ gì cho quê hương, đất nước?
A. Canh giữ bầu trời
- B. Canh giữ vùng núi
- C. Canh giữ thủ đô
- D. Canh giữ miền hải đảo
Câu 9: Những từ ngữ nào thể hiện nhiệm vụ của người phi công?
- A. Những bãi bờ dâng răng đỏ phù sa.
- B. Giàn khoan đứng giữa mịt mù sóng biển
C. Canh trời, Cánh bay của hoà bình
- D. Cánh chim xa nhớ tổ lại quay về
Câu 10: Mỗi khổ thơ đều có hình ảnh gì?
- A. Hình ảnh đẹp về đồi núi, miền biển và cảm xúc của người phi công khi bay trên bầu trời quê hương
B. Hình ảnh đẹp về quê hương, đất nước và cảm xúc của người phi công khi bay trên bầu trời quê hương
- C. Hình ảnh đẹp về cánh đồng quê và cảm xúc của người phi công khi bay trên bầu trời quê hương
- D. Tình cảm của người phi công dành cho mẹ
Câu 11: Qua bài thơ, em hiểu điều gì về nhân vật người con?
- A. Lòng tự hào dân tộc
B. Lòng yêu nước, lòng trung thành với quê hương, đất nước
- C. Là một người rất yêu mẹ của mình
- D. Là một người sống xa quê, xa Tổ quốc
Câu 12: Câu thơ “Giờ con bay trên mái nhà của mẹ” cho thấy điều gì?
- A. Tình cảm sâu sắc của người phi công đối với mẹ
- B. Tình cảm sâu sắc của người phi công đối với đất nước
- C. Tình cảm sâu sắc của người phi công đối với biển đảo
D. Tình cảm sâu sắc của người phi công đối với quê hương
Câu 13: Câu thơ “Con sẽ về bé bỏng giữa quê hương” cho thấy điều gì?
A. Nhớ quê, lòng mong muốn trở về với quê hương sau những chuyến bay xa.
- B. Nhớ quê, lòng mong muốn trở về đất nước sau những chuyến bay xa.
- C. Nhớ biển đảo và muốn trở về nhà sau những chuyến bay xa.
- D. Nhớ về những chuyến đi xa
Câu 14: Từ nào không đúng khi nói về người con trong bài thơ?
- A. Muốn trở về quê hương
- B. Nhớ quê nhà
C. Muốn có những chuyến bay xa
- D. Rất yêu quê hương
Câu 15: Những vùng đất nào được nhắc đến trong bài?
- A. Tây Nguyên
- B. Biên Hòa
- C. A và B đều sai
D. A và B đều đúng
Câu 16: Người phi công đã bay qua được những đâu?
- A. Trời Tây
- B. Nước Pháp
- C. Khắp đất nước
D. Những miền đất lạ
Câu 17: Con chuồn chuồn thép được so sánh với cái gì?
- A. Máy bay
B. Cánh diều giấy
- C. Phi cơ
- D. Mái nhà của mẹ
Câu 18: Người phi công cảm nhận được mùi gì của quê hương?
- A. Mùi nhà mới
- B. Mùi lúa chín
- C. Mùi mồ hôi
D. Mùi rơm rạ
Câu 19: So với cánh diều giấy tuổi thơ thì con chuồn chuồn thép như thế nào?
A. Bay cao hơn
- B. Bay thấp hơn
- C. Bay ngang bằng
- D. Trong bài không nói rõ
Câu 20: Những loài cây nào được nhắc đến trong bài?
A. Mướp, xoan, cỏ
- B. Mít, xoan, lúa
- C. Cà phê, xoan, cỏ
- D. Xoan, bằng lăng, lúa
Bình luận