Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?
- A. Bàn việc đánh giặc Minh đang đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2
B. Bàn việc đánh giặc Nguyên đang đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2
- C. Bàn việc đánh giặc Nguyên đang đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 1
- D. Bàn việc đánh giặc Mông đang đem quân sang xâm lược nước ta.
Câu 2: Nhà vua triệu tập những ai về kinh thành Thăng Long để bàn việc?
- A. Quân lính
- B. Con trai
C. Bô lão
- D. Những người nắm giữ các chức vụ chủ chốt
Câu 3: Việc bàn bạc đánh giặc được tổ chức ở đâu?
- A. Kinh thành Huế
B. Kinh thành Thăng Long
- C. Quốc Tử Giám
- D. Cố đô Huế
Câu 4: Các bô lão là đại diện cho những ai?
- A. Quan lại
B. Toàn dân trong cả nước
- C. Những người già
- D. Những người già có chức vụ ở địa phương
Câu 5: Tại sao nhà vua không hỏi ý kiến những người trẻ mà lại hỏi ý kiến của các bô lão?
- A. Vì người trẻ đang bận trấn giữ biên cương
- B. Vì vua tôn trọng người già
- C. Vì người dân của đất nước thời đó chủ yếu là người già, các bô lão.
D. Các bô lão là người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng nên sẽ có các ý kiến đóng góp giá trị
Câu 6: Hình ảnh các vị bô lão từ khắp mọi miền về dự họp nói lên điều gì?
- A. Thể hiện sự tôn trọng các bô lão của nhà vua
B. Thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm của toàn dân tộc trong việc đối phó với giặc ngoại xâm
- C. Các bô lão rất muốn đến để được gặp vua
- D. Nhà vua đã thể hiện được uy quyền của mình
Câu 7: Chi tiết nào thể hiện ý chí chung của các vị bô lão trong hội nghị?
- A. Cụ nào cụ này râu tóc bạc phơ.
- B. Các cụ chống gậy trúc, vai khoác tay nải nâu.
C. “Đánh! Đá… ánh… Xin Bệ hạ cho đánh!”
- D. Những cụ cao tuổi hơn được lăng cử trai trăng võng đi
Câu 8: Không khí các bô lão đến kinh thành được diễn tả bằng từ ngữ nào?
- A. Đông vui
- B. Đông đúc
C. Nườm nượp
- D. Hớt hả
Câu 9: Những bô lão được miêu tả như thế nào?
- A. Cụ nào cụ nấy râu tóc bạc phơ.
- B. Các cụ chống gậy trúc, vai khoác tay nải nâu.
- C. Những cụ cao tuổi hơn được lăng cử trai trăng võng đi, miệng nhai trầu bỏm bẻm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 10: Sự chào đón các bô lão của vua như thế nào?
- A. Vua đứng chào các bô lão
B. Hai vua nắm tay từng bô lão
- C. Vua đứng vỗ tay chào đón các bô lão
- D. Vua mời các bô lão ngồi uống trà
Câu 11: Từ ngữ nào thể hiện thế giặc lúc bấy giờ?
A. Như hùm beo
- B. Rất mạnh
- C. Hùng hổ
- D. Tấp nập
Câu 12: Tình hình đất nước lúc này thế nào?
- A. Giặc đã tràn vào đất nước
- B. Giặc đã gần tiến đến kinh thành
C. Giặc đã gần kề biên ải
- D. Giặc chỉ mới có ý định lăm le xâm chiếm nước ta
Câu 13: Trước tình hình đó của đât nước, nhà vua và những ai đã có sẵn kế hoạch?
A. Tướng sĩ
- B. Bô lão
- C. Quân thần
- D. Bề tôi
Câu 14: Câu nói nào thể hiện sự quan tâm đến bách tính của vua?
- A. Ta nên hòa hay đánh
- B. Sớm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta.
C. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than.
- D. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây.
Câu 15: Trước sự tiếp đón của vua, các bô lão có thái độ gì?
- A. Rất vui mừng
- B. Rất phấn khởi
C. Xúc động không kìm được nước mắt
- D. Rất vui vẻ
Câu 16: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Điện Diên Hồng như có cơn bão tràn qua”?
- A. Điệp từ
- B. Điệp ngữ
- C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 17: Hội nghị Diên Hồng diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Giặc Nguyên đưa quân sang chiếm nước ta lần thứ hai
- B. Đất nước vẫn đang yên bình
- C. Đất nước chuẩn bị cải cách mới
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 18: Ý kiến của các bô lão trong hội nghị thể hiện điều gì?
- A. Sự chung sức chung lòng trong việc quyên góp của cải
- B. Sự chung sức chung lòng trong việc xây dựng đất nước
C. Sự chung sức chung lòng trong việc đánh giặc
- D. Sự chung sức chung lòng trong việc cải cách đất nước
Câu 19: Hội nghị Diên Hồng được diễn ra vào thời gian nào?
A. Cuối năm 1284
- B. Đầu năm 1284
- C. Cuối năm 1824
- D. Đầu năm 1824
Câu 20: Tại sao Hội nghị lại mang tên Diên Hồng?
- A. Vì người chủ trì hội nghị tên là Diên Hồng
- B. Việc đặt tên này cho dễ nhớ
C. Vì được họp ở điện Diên Hồng
- D. Vì một vị đại thần đề nghị đặt tên Diên Hồng
Bình luận