Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:

Bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện.

  • A. mãn nguyện
  • B. cầu nguyện
  • C. khẩn cầu
  • D. bằng bạn bằng bè

Câu 2: Liệt kê các nhân vật trong văn bản "Câu chuyện chiếc đồng hồ"?

  • A. Các cán bộ, chiến sĩ và Bác Hồ 
  • B. Bác Hồ
  • C. Các cán bộ
  • D. Các cán bộ và Bác Hồ

Câu 3: Bác Hồ không kể liền mạch về chiếc đồng hồ mà chia thành từng câu hỏi nhỏ là có ngụ ý gì?

  • A. Vì Bác muốn nhân cơ hội này được trò chuyện nhiều hơn với các cán bộ
  • B. Vì Bác muốn các cán bộ tập trung lắng nghe câu chuyện 
  • C. Vì Bác muốn gợi mở vấn đề để các cán bộ tự suy nghĩ, phân tích và rút ra bài học hành động
  • D. Vì Bác có nhiều thời gian rảnh, nên muốn kể câu chuyện một cách chậm rãi

Câu 4: Vì sao các cán bộ vốn có quê Hà Nội lại rất muốn được sang học lớp tiếp quản Thủ đô?

  • A. Vì lớp tiếp quản Thủ đô sẽ không phải tham gia lao động, trồng trọt vất vả 
  • B. Vì họ đã xa nhà nhiều năm chưa trở về một lần nào, nên đây sẽ là cơ hội quý báu để họ được thăm gia đình, bạn bè
  • C. Vì họ sợ nếu không tham gia lớp học này thì sẽ bị điều động vào chiến trường miền Nam
  • D. Vì họ cho rằng bản thân hiểu rất rõ về địa hình Hà Nội, nên thuận tiện hơn trong việc tiếp quản 

Câu 5: Vì sao Bác Hồ để cho các cán bộ tự hiểu và rút ra bài học?

  • A. Vì Bác thất vọng về các cán bộ có tư tưởng ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà quên đi lợi ích của tập thể 
  • B. Vì Bác muốn nhân cơ hội này rèn luyện khả năng phân tích của các cán bộ
  • C. Vì Bác muốn các cán bộ tự hiểu và tự điều chỉnh lại hành động của bản thân không chỉ trong trường hợp này mà cả về sau này nữa
  • D. Vì Bác muốn các cán bộ phải tập suy nghĩ nhiều hơn khi gặp một vấn đề cần bàn luận

Câu 6: Khi hội nghị đang diễn ra, cấp trên bất ngờ có quyết định gì?

  • A. Rút bớt một số người tham gia đội quân tiến vào miền Nam 
  • B. Dừng hội nghị để đến tham gia một cuộc họp khẩn cấp 
  • C. Rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô
  • D. Dừng hội nghị đến đến đón Bác Hồ

Câu 7: Vì sao các cán bộ vốn có quê Hà Nội lại rất muốn được sang học lớp tiếp quản Thủ đô?

  • A. Vì họ sợ nếu không tham gia lớp học này thì sẽ bị điều động vào chiến trường miền Nam 
  • B. Vì lớp tiếp quản Thủ đô sẽ không phải tham gia lao động, trồng trọt vất vả
  • C. Vì họ cho rằng bản thân hiểu rất rõ về địa hình Hà Nội, nên thuận tiện hơn trong việc tiếp quản
  • D. Vì họ đã xa nhà nhiều năm chưa trở về một lần nào, nên đây sẽ là cơ hội quý báu để họ được thăm gia đình, bạn bè

Câu 8: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,... thì còn là cái đồng hồ được không?

  • A. Biện pháp tu từ điệp từ 
  • B. Biện pháp tu từ nhân hóa 
  • C. Không sử dụng biện pháp tu từ
  • D. Biện pháp tu từ so sánh

Câu 9: Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong văn bản "Câu chuyện chiếc đồng hồ".

  • A. Một buổi thăm hỏi, động viên đời sống cán bộ năm 1954 
  • B. Một hội nghị diễn ra vào năm 1954
  • C. Một cuộc họp bất ngờ vào năm 1954
  • D. Một cuộc diễu binh năm 1954

Câu 10: Những ai mong muốn bản thân được sang học lớp tiếp quản Thủ đô?

  • A. Các cán bộ sợ phải vào chiến trường miền Nam 
  • B. Các cán bộ chưa từng đến Hà Nội
  • C. Các cán bộ là người quê Hà Nội 
  • D. Các chiến sĩ trẻ tuổi

Câu 11: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng.

  • A. Không sử dụng biện pháp tu từ 
  • B. Biện pháp tu từ nhân hóa
  • C. Biện pháp tu từ so sánh
  • D. Biện pháp tu từ điệp từ

Câu 12: Thời gian diễn ra hội nghị là khi nào?

  • A. 1951
  • B. 1954
  • C. 1961
  • D. 1964

Câu 13: Có điều gì xảy ra trong hội nghị?

  • A. Các cán bộ đang học lớp tiếp quản Thủ đô thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang dự hội nghị.
  • B. Có lệnh của cấp trên chuyển sang học lớp tiếp quản Thủ đô.
  • C. Các cán bộ đang dự hội nghị thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô.
  • D. Có lệnh của cấp trên chuyển sang dự hội nghị

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Bác Hồ đến thăm hội nghị
  • B. Bác Hồ đến thăm lớp tiếp quản Thủ đô
  • C. Những người quê ở Hà Nội rất muốn tham gia lớp học tiếp quản Thủ đô
  • D. Những người quê ở Hà Nội bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện

Câu 15:  Khi Bác đến thăm hội nghị, các cán bộ đã chào đón Bác như thế nào?

  • A. Đứng dậy thực hiện hành động chào
  • B. Đứng nghiêm
  • C. Vỗ tay
  • D. Mỗi người đến bắt tay với Bác

Câu 16: Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ ở hội nghị về sự vật gì?

  • A. Đồng hồ quả quýt
  • B. Đồng hồ quả lắc
  • C. Đồng hồ để bàn
  • D. Máy tính

Câu 17: Tại sao Bác lại đặt ra những câu hỏi về cái đồng hồ?

  • A. Vì đó là một sự tình cờ
  • B. Vì Bác muốn khuấy động không khí vui vẻ hơn
  • C. Vì Bác chỉ mang chiếc đồng hồ đến hội nghị
  • D. Vì Bác muốn lấy ví dụ minh họa cụ thể, rõ ràng nhất để các cán bộ dễ dàng hiểu ra vấn đề.

Câu 18: Đáp án cho câu hỏi “Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?” là gì?

  • A. Kim giờ
  • B. Kim phút
  • C. Kim giây
  • D. Không có bộ phận nào quan trọng

Câu 19: Các bộ phận của đồng hồ được ví với cái gì?

  • A. Lớp học tiếp quản Thủ đô
  • B. Nhiệm vụ cách mạng
  • C. Hội nghị
  • D. Đất nước

Câu 20: Câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã mang lại điều gì cho các cán bộ?

  • A. Khiến cho ai nấy đều thấm thía.
  • B. Khiến cho các cán bộ tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
  • C. Khiến các cán bộ hiểu ra vấn đề
  • D. Cả 3 đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác