Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6. NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
BÀI ĐỌC 1: CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Bài đọc khuyên mọi người yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình vì nhiệm vụ nào cũng có ích cho xã hội.
- HS nắm được cấu tạo của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc (câu chuyện, bài thơ). Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
- Dựa vào những thông tin trong SGK về nghề nghiệp, hãy giới thiệu được một nghề các em biết hoặc các em thích.
- Lắng nghe bạn kể, biết ghi chép thắc mắc, nhận xét, phát biểu đánh giá sự trao đổi của bạn.
- Biết điều chỉnh bài nói phù hợp với thái độ, phản hồi của người nghe.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
CHIA SẺ
1. Học sinh chuẩn bị câu đố
a. Dùng ảnh
b. Dùng ca dao, thơ văn
c. Dùng động tác
BÀI ĐỌC
“Câu chuyện chiếc đồng hồ” là câu chuyện kể về cách mà Bác Hồ làm để mỗi người toàn tâm toàn ý với công việc mình đang thực hiện, xóa tan đi những tâm tư riêng. Đồng thời, Bác Hồ cũng khẳng định vị trí quan trọng của bất cứ công việc nào và gắn kết mọi người lại với nhau.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về nghề nghiệp.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
3. Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC (CẤU TẠO CỦA ĐOẠN VĂN)
Cấu tạo của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Mở đoạn: Nêu sự việc (câu chuyện, bài thơ) hoặc nêu ấn tượng chung của em.
- Thân đoạn: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các sự việc, chi tiết, hình ảnh,...
- Kết đoạn: Khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu.
TRAO ĐỔI: CÂU CHUYỆN NGHỀ NGHIỆP
1. Nói về một nghề mà em biết.
- Giới thiệu nghề mà em biết
+ Từ chỉ người làm nghề đó: dược sĩ, thợ xây, ngư dân,...
+ Sản phẩm, kết quả mà nghề đó đem lại: thuốc chữa bệnh, nhà cửa, tôm cá,...
- Nghề đó có ích lợi gì cho gia đình, xã hội và bản thân người lao động?
+ Nghề đó đem lại thu nhập để nuôi sống gia đình.
+ Nghề đó tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội.
+ Nghề đó đem lại niềm vui cho bản thân người lao động.
2. Nội dung trao đổi: Em thích nghề nào? Vì sao?
- Giới thiệu nghề mà em thích
+ Từ chỉ người làm nghề đó: kĩ sư, thợ mộc, nông dân,...
+ Sản phẩm, kết quả mà nghề đó đem lại: máy móc, bàn ghế, lúa gạo,...
- Vì sao em thích nghề đó?
+ Nghề đó có ích lợi cho gia đình, xã hội.
+ Nghề đó phù hợp với khả năng của em.
+ Nếu được làm nghề đó thì em rất vui.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ
Bình luận